Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Rộn ràng nghề đan ghế nhựa giả mây những ngày cận tết

(SGTT) - Những ngày cận tết đã đến, tại khu xóm nhỏ ở xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định luôn rộn ràng tiếng cười nói cùng những tiếng lách cách của dụng cụ để làm ra những chiếc ghế thủ công từ nhựa giả mây.
Thời gian rảnh, các chị em trong xóm có thể đến nhà nhận nguyên liệu về đan để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Trần Đào

Chăm con vẫn kiếm thêm thu nhập

Học qua nghề đan ghế nhựa giả mây từ những bậc tiền bối, đến nay, chị Võ Thanh Trà cùng một vài người hàng xóm đã có thể tự hoàn thiện sản phẩm tại nhà. Theo chị chia sẻ, nghề đan dây chị có biết chút ít, cộng thêm người chồng có quen mối nhập nguyên liệu nên chị quyết định làm công việc này tại nhà.

Được biết, sản phẩm đan chủ yếu là tạo ra ghế nhựa giả mây. Ngoài ra, gia đình còn nhập thêm các loại sản phẩm khác như ghế, mặt bàn… với nhiều hình dạng, kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau. Vừa chốt dây đan, chị Trà cười, nói “Làm riết cũng quen tay, để hoàn thiện một sản phẩm đòi hỏi người thợ cần sự khéo khéo, tỉ mỉ trong cách luồn dây đan, chính xác trong cách chốt dây”.

Theo chị, mỗi ngày, cứ lúc con ngủ hoặc lúc chơi đùa, chị đều tận dụng thời gian để hoàn thiện sản phẩm nhanh nhất. Cứ thế, bình quân mỗi ngày, có khoảng 7 đến 12 khung đan được hoàn thiện.

Mỗi người đảm nhận một công đoạn, bình quân mỗi ngày hoàn thiện từ 7 đến 12 sản phẩm tùy loại. Ảnh: Trần Đào

Nhận nguyên liệu phục vụ cho việc đan với giá từ 5.000 - 30.000 đồng/sản phẩm tùy kích cỡ của khung, sự đơn giản hay phức tạp trong quá trình đan, công việc này thu hút chị em trong xóm hay lui đến làm chung hoặc mang về nhà hoàn thiện.

Ở vùng nông thôn, với thu nhập chính từ việc trồng cây lúa nước, công việc làm theo thời vụ. Vì vậy, thời điểm này, đan mây thủ công đã giúp nhiều chị em phụ nữ vừa thỏa sức lao động nhẹ nhàng vừa ở nhà phòng chống dịch nhưng vẫn tăng thu nhập trong những ngày cận tết.

Nghề không quan trọng tuổi, chỉ cần sự chịu khó

Với các bước như quấn lưng khung, tạo sườn, đan dây và chốt dây để tạo thành phẩm, hộ gia đình của chị Thanh Trà luôn rộn ràng tiếng cười, nói của những người thợ từ nhỏ đến lớn. Chị chia sẻ “Mới đầu, mình chỉ dám lấy nguyên liệu với số lượng nhỏ để về đan thử. Sau được khen đẹp, nên mới nhập về nhiều hơn. Mỗi người làm một công đoạn, miễn sao thích nghề này thì làm được hết”.

Đến nay, công việc đan ghế nhựa giả mây được nhiều bà con trong xóm thích thú. Cậu bạn Trần Đức Nguyên, học sinh lớp 10 chia sẻ “Bình thường ngày nghỉ, em sẽ cầm ngay điện thoại chơi game hoặc đi chơi. Nhưng dạo này em lại thích ở nhà cùng mẹ để nhận hàng về đan".

Những ai đã biết cách đan truyền lại kinh nghiệm cho những thợ thủ công mới vào nghề. Ảnh: Trần Đào

Tham gia đan thủ công từ những ngày đầu tiên nhập hàng về, ở độ tuổi ngoài 60, cụ Nguyễn Thị Liên vẫn cặm cụi luồn dây đan coi như lao động tuổi già. “Bản thân tôi cũng già yếu nên chọn khâu đan dây mây vào khung sườn. Lúc đầu cũng gặp khó khăn, các dây đan lẫn lộn vào nhau, phải phân biệt rõ để không phải tháo ra làm lại, rất mất thời gian”, cụ Liên cho hay.

Đều đặn, mỗi sáng, mỗi chiều, hễ khỏe mạnh là cụ đến nhà chị Trà để tham gia đan ghế nhựa giả mây. Cụ bộc bạch: “Nhà tôi ở kế bên, lại sống một mình nên hay đến một phần để nói chuyện cho vui, phần được làm việc mà không cần đi đâu xa. Hơn nữa, còn kiếm thêm thu nhập, mua chút cá, chút rau cho bữa ăn. Đặc biệt, tôi còn được gọi là thợ thủ công, ngỡ như được lên đời, thích lắm!”.

đan ghế nhựa
Để tạo thành phẩm đòi hỏi người thợ cần sự khéo khéo, tỉ mĩ trong cách luồn dây đan, chính xác trong cách chốt dây. Ảnh: Trần Đào

Còn đối với cụ Ngô Thị Quới, 74 tuổi, vẫn mò mẫm để biết hết các khâu tạo thành phẩm. Với cụ, đam mê làm nghề đan đã kéo cụ đến làm việc và trò chuyện phiếm. Đôi bàn tay chỉ còn 7 ngón, cụ luồn lách khéo léo như người đã vào nghề từ lâu. Kiểu đan đơn giản thì cho ra lò khoảng 5 đến 7 cái, còn phức tạp thì ít hơn. Cụ chia sẻ “Tôi làm công việc này vì yêu thích. Vì vậy, biết sở thích của tôi nên con cháu cũng không ngăn cản. Với tôi, một ngày còn sống là một ngày lao động giúp đời”.

Khó khăn là vậy nhưng bù lại niềm vui, cụ coi đây là một hình thức tập thể dục nghỉ dưỡng tuổi già. "Đến cụ ba Chơi đã 89 tuổi còn làm được, tôi tin mình cũng làm được”, giọng cụ chắc nịch. Cứ mỗi lần người thợ nào đan sai phải tháo ra làm lại, cả đám cười phá lên như thể mới tìm được vật gì quý giá. “Người chân quê là vậy, quan trọng vẫn là tình làng, nghĩa xóm”, câu nói của cụ Quới lẫn vào tiếng lách cách của khung sườn chạm vào nhau.

Bài và ảnh: Trần Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Công nhận thêm 5 nghề truyền thống vào Danh mục Di...

0
(SGTT) - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa công nhận thêm 5 nghề thủ công truyền thống vào Danh mục Di...

Làng nghề thủ công Thái và bí quyết sống còn giữa...

0
(SGTT) - Trong thế giới hiện đại ngày nay, các làng nghề thủ công truyền thống đang dần mất đi vị trí của mình...

Người lưu giữ ký ức qua những chiếc mặt nạ tuồng...

0
(SGTT) - Có lẽ đối với chúng tôi, những người thuộc thế hệ 8X, rất ít người biết đến nghệ thuật tuồng (hát bội)...

Biến gốc tre thành tác phẩm nghệ thuật

0
Những gốc tre thô cứng tưởng là đồ bỏ đi nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ đã trở thành những...

Sắc màu thổ cẩm của người Ba Na ở Kon Tum

0
(SGTT) - Nghề dệt thổ cẩm là nét văn hoá của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Ba Na tại TP...

Cuối tuần đi đâu: Trải nghiệm tự tay làm gốm ở...

0
(SGTT) – Ngoài các hoạt động vui chơi quen thuộc trước đây vào ngày cuối tuần, những ai thích sự mới lạ và khám...

Kết nối