Thứ bảy, Tháng tư 19, 2025

Quần áo may tay có trở lại?

LÊ DUY -

Một chiếc áo may tay hiển nhiên sẽ đắt hơn một chiếc áo may công nghiệp. Nhưng nếu mức giá của chiếc áo may tay không quá đắt thì mọi chuyện sẽ khác.

Sẽ thật tốt nếu bạn cầm trên tay chiếc áo thun có đề xuất xứ “Made in Bangladesh”. Quốc gia này thực sự là một cỗ máy sản xuất hàng may mặc, với khoảng 80% GDP của cả nước đến từ ngành công nghiệp dệt may của họ, cụ thể là quần áo may sẵn.

Zandra Rhodes đứng bên máy dệt vải bằng tay và công nhân Bangladesh để tạo mẫu vải mới.
Zandra Rhodes đứng bên máy dệt vải bằng tay và công nhân Bangladesh để tạo mẫu vải mới.

Nhưng may ra được một chiếc áo thun giá rẻ lại không đảm bảo cho công nhân có được mức lương và điều kiện làm việc tốt. Vì vậy, Zandra Rhodes, một nhà thiết kế thời trang Anh quốc, từng thiết kế quần áo cho công nương Diana và ngôi sao ca nhạc Freddie Mercury, muốn làm một cái gì đó để thay đổi điều này. Bà đã cộng tác với thương hiệu “nhân văn” People Tree (cũng từ Anh quốc), của nhà sản xuất Slow Fashion, Fair Trade.

Tôn chỉ của nhãn hiệu People Tree rất rõ ràng. Slow Fashion có nghĩa là chống lại sự bóc lột, chia tách gia đình, thành phố tồi tàn và ô nhiễm môi trường, vì đó là những yếu tố khiến “thời trang nhanh” (fast fashion) thành công.

Quần áo mà People Tree sản xuất đều được làm từ chất liệu tự nhiên lấy từ cánh đồng, đưa vào chế biến để có thể cho ra nguyên liệu may mặc.

Nhưng khác biệt rõ nhất là quy trình may mặc, vì tất cả đều được làm bằng tay, từ khâu dệt vải, khâu đến in ấn và móc len.

Có nhiều lý do để Slow Fashion, Fair Trade quyết định theo hướng này, mà một trong số đó là nguồn nhân công dồi dào tại Bangladesh. Nếu chúng ta nghĩ rằng thế giới sẽ nhanh chóng đạt đến mốc dân số 7 tỉ người và lúc ấy tình trạng thất nghiệp sẽ tăng cao, nhưng sẽ thật tuyệt khi chúng ta tiếp tục dùng công nghệ “tay chân”, ít thải khí cacbon để tạo ra hàng thời trang xuất sắc.

Bộ sưu tập mà Rhodes vừa cho ra đời mới chỉ là bộ sưu tập thứ hai bà hợp tác với People Tree. Phong cách của Rhodes thường có màu vải tươi sáng, nhuộm màu và dệt bằng tay, do nhiều phụ nữ Bangladesh thực hiện. Những công nhân này được đào tạo dệt may bài bản trong trường dạy nghề Swallows Development Society để chuyên làm việc cho Fair Trade.

Sản xuất thủ công cũng có nghĩa là công nhân, mà đa phần là phụ nữ, không phải đến công xưởng làm việc. Họ có thể làm tại nhà, ở những vùng nông thôn. Đó cũng là một trong những ích lợi về môi trường. Làm việc tại nhà mỗi năm tiết kiệm được hàng tấn lượng khí thải CO2 cho các nhà máy. Đương nhiên, quần áo sản xuất bằng tay không hề rẻ, nhưng chúng cũng không phải quá đắt đỏ. Một chiếc áo thun may tay giá khoảng 40 đô la Mỹ, do đó, công nhân cũng được trả lương ở mức tương đối tốt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chút hương đồng gió nội cùng lẩu tôm sú nhúng mẻ...

0
(SGTT) – Với hương vị chua nhẹ đặc trưng của mẻ và vị ngọt từ những con tôm sú tươi sống, lẩu tôm sú...

Người dân xuống đường xem diễu binh, diễu hành lần đầu...

0
(SGTT) - Tối 18-4, 38 khối diễu binh, diễu hành phục vụ đại lễ 30-4 lần đầu tiên hợp luyện trên đường Lê Duẩn,...

TPHCM sau sáp nhập có 190 đơn vị hành chính

0
(SGTT) - Sáng 18-4, HĐND TPHCM khóa X tổ chức kỳ họp thứ 22 chuyên đề, thông qua chủ trương về TPHCM mới sau...

Thuế nhập khẩu có thể khiến ngành ô tô Mỹ thiệt...

0
(SGTT) – Việc tổng thống Donald Trump giữ nguyên mức thuế 25% đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu được dự báo...

Bức tranh Bàu Trắng nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 45km về hướng Đông bắc, Bàu Trắng nằm trên địa bàn xã Hòa Thắng,...

Mới lạ tô bún bò Huế có gân giòn sần sật...

0
(SGTT) – Bún bò Huế là món ăn sáng thân quen của một số thực khách Sài thành. Trong số những quán ven đường,...

Kết nối