Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Phòng chống viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang trong mùa mưa

Mùa mưa là môi trường thuận lợi để kiến ba khoang sinh sản và phát triển mạnh. Thời gian gần đây, mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận 50-70 trường hợp khám bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang gây ra. Để tránh tổn thương da do loài kiến này gây ra, người dân nên tìm hiểu và thực hiện các biện pháp phòng chống trong quá trình sinh hoạt thường nhật. 

Kiến ba khoang thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn, xâm nhập vào nhà sau đó đậu vào quần áo, giường chiếu, chăn màn. Trong quá trình sinh hoạt, người dân vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến ba khoang nhả ra gây nên viêm, loét da.

Bản chất kiến ba khoang là con vật hiền lành nên chúng không cắn hoặc đốt chích người, tuy nhiên do cơ chế phòng thủ sinh học để chống lại các kẻ thù khác mà bên trong cơ thể kiến có chứa chất pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da.

Chất Pederin không được kiến chủ động tiết ra mà nó chỉ tồn tại trong cơ thể kiến. Khi cơ thể chúng bị nghiền nát, chất này mới được giải phóng ra môi trường. Khi chất pederin dính vào vùng da con người, nhất là vùng da non, vùng da nhạy cảm như: vùng mặt, cổ, cánh tay, bắp chân… thì các vùng da chỗ này sẽ bị phồng rộp, bỏng, đau rát.

Một vài trường hợp khi bị dính pederin sẽ gây viêm da, và nếu không chăm sóc tốt vết thương thì có thể gây nhiễm trùng và tình trạng vết thương trở nặng hơn. Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh zona (giời leo). Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các vết phồng rộp trên da cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để nhân viên y tế chẩn đoán và có giải pháp xử lý thích hợp.

Các tình huống mà con người có thể tiếp xúc với chất pederin: cố tình hoặc vô tình đập chết kiến khi chúng bò trên cơ thể, khi kiến bò lên khăn, quần áo đang phơi, con người sử dụng khăn hoặc quần áo này và vô tình chà xát kiến lên cơ thể gây phóng thích chất độc lên da người. 

Nếu phát hiện trong nhà có kiến ba khoang hoặc tiếp xúc với chúng, người dân cần chú ý những điều sau:

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM

Nhã Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bệnh án điện tử: chậm triển khai vì vướng về kinh...

0
(SGTT) - Dù mang lại nhiều lợi ích lớn nhưng việc triển khai bệnh án điện tử đang bị chậm so với lộ trình...

Chuyển đổi ‘chứng chỉ’ hành nghề y sang ‘giấy phép’ hành...

0
Một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi là thay thế tên gọi của...

Ghi nhận các ca ‘nhiễm vi khuẩn ăn thịt người’ tại...

0
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngày 4-9, bệnh viện điều trị cho 2 ca mắc bệnh Whitmore (thường gọi...

TPHCM: Hơn 50.600 người cao tuổi được khám sức khỏe trong...

0
Tính đến ngày 31-8-2024, ngành Y tế TPHCM đã khám sức khỏe và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh...

Nhiều ý kiến về quy định bán thuốc qua mạng

0
(SGTT) - Xoay quanh việc kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, một số đại biểu Quốc hội đề nghị ban...

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ khi WHO...

0
Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh Mpox (trước đây gọi là bệnh đậu mùa khỉ) là tình...

Kết nối