Thứ bảy, Tháng tư 5, 2025

Phát triển Tam Giang – Cầu Hai trở thành ‘Công viên đầm phá Quốc gia’

Thừa Thiên Huế dự kiến phát triển hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành “Công viên đầm phá quốc gia’’ có vùng đất ngập nước, khu dự trữ môi trường sinh quyển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng vùng Tam Giang - Cầu Hai trở thành vùng động lực phát triển cụm ngành kinh tế biển Trung Trung Bộ. Ảnh: Steven Triết

TTXVN đưa tin, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII vừa thông qua nhiều nội dung quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; trong đó có đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.”

Phạm vi không gian của đề án gồm 44 đơn vị cấp xã thuộc thành phố Huế, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc.

Mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng vùng Tam Giang - Cầu Hai trở thành vùng động lực phát triển cụm ngành kinh tế biển Trung Trung Bộ; đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước; tiến tới thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á; phát triển hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành “Công viên đầm phá quốc gia’’ có vùng đất ngập nước, khu dự trữ môi trường sinh quyển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

Trong nội dung đề án, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt Cảng biển Chân Mây, xây dựng Trung tâm logistics tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; phát triển thủy sản với diện tích nuôi trồng ổn định khoảng 6.000ha; phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các cụm cảng biển, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo điều kiện hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường không gây tác động tới hệ sinh thái vùng đầm phá.

Làng chài ngư dân trên đầm Cầu Hai. Ảnh: Steven Triết

Tỉnh cũng xác định xây dựng từ 2-5 khu rừng ngập mặn để bảo vệ đa dạng sinh học, tăng nguồn lợi thủy sản, các loại chim, kết hợp du lịch trải nghiệm; thành lập khu bảo tồn sinh vật biển Hải Vân - Sơn Chà; thành lập ban quản lý khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, nâng cấp khu bảo tàng thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung.

Bên cạnh đó, tỉnh có nhiều giải pháp nhằm phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế ở khu vực này.

Để cụ thể hóa các mục tiêu trong đề án, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra 5 chương trình trọng điểm gồm chương trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, gắn với phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; chương trình phát triển thủy sản gắn với bảo tồn gen và bảo vệ môi trường; chương trình phát triển du lịch, dịch vụ vùng đầm phá; chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; chương trình phát triển hạ tầng đô thị và các khu đô thị vùng đầm phá.

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lễ hội Điện Huệ Nam trở thành Di sản văn hóa...

0
(SGTT) – Sáng ngày 30-3, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản...

A Lưới (Huế) ‘trẩy hội’ với nhiều hoạt động văn hóa,...

0
(SGTT) – Diễn ra trong hai ngày, 28 và 29-3, chủ yếu tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới...

Huế: Thông xe cầu Nguyễn Hoàng, nối hai làng Thủy Biều...

0
(SGTT) - Sáng 26-3, UBND thành phố Huế tổ chức Lễ thông xe cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, đúng dịp kỷ niệm...

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia Huế 2025: Kinh đô...

0
(SGTT) - Tối 25-3, lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 đã diễn ra bên bờ sông Hương, thành phố...

Giải đua ghe đầu tiên sau khi Huế trở thành thành...

0
(SGTT) - Sáng 22-3 tại sông Hương và sông Đông Ba (Khu vực Công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội, thành phố Huế)...

Khai mạc ngày hội Tinh hoa võ Việt lần thứ nhất...

0
(SGTT) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Huế (26-3-1975 – 26-3-2025) và hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Huế 2025,...

Kết nối