Thứ ba, Tháng năm 6, 2025

Phập phồng với xe đưa rước

ĐẠI DƯƠNG -

Hiện nay, nhiều phụ huynh không có điều kiện đưa rước con em đi học nên các trường công lập đã chủ động cung cấp dịch vụ xe đưa rước giúp học sinh đến trường an toàn.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chưa thực sự yên tâm với hoạt động xe đưa rước vì sự quản lý còn lỏng lẻo. Theo quy định, xe đưa rước sẽ đón và trả học sinh về tận nhà hoặc về một số điểm tập kết nhất định sau giờ học. Thế nhưng, nhiều học sinh đi xe đưa rước mà không về tới nhà và phụ huynh không biết liên lạc với ai để kiểm tra.

Chị Phương, một người dân ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TPHCM cho biết con chị học ở xa nhà nên hàng ngày cháu phải đi bộ nửa cây số tới địa điểm xe đưa rước. Chiều về, có khi xuống xe nhưng cháu vẫn nán lại đâu đó vì ham vui mà không ai quản lý được.

Theo chị, xe đưa rước chỉ đậu ở những tuyến đường lớn nên việc học sinh phải di chuyển thêm một quãng đường về nhà là khá bất tiện. Nếu xảy ra trường hợp thất lạc con, gia đình cũng như nhà trường sẽ rất khó tìm kiếm và xác định.

Anh Hải, một người bạn của tôi ở quận Tân Bình, TPHCM, có con đang sử dụng xe đưa rước của một trường cấp hai công lập, cho biết chất lượng của xe đưa rước rất kém.

“Hầu hết xe đưa rước là xe lam đời cũ cải tạo, sửa chữa lại. Xe không có điều hòa, một số cửa sổ không được lắp kính nên đôi khi mưa gió tạt ướt hết khách ngồi ở thùng xe. Để con đi học trong xe đưa rước như vậy ảnh hưởng tới sức khỏe và có nguy cơ tai nạn, nhưng nếu không cho con đi thì cũng không có thời gian đưa đón”, anh nói.

Cũng theo anh Hải, do số lượng xe có hạn nên học sinh thường phải ngồi chen chúc, bất tiện vô cùng. Một bất tiện khác là xe được phân theo vùng, tuyến đường nên các em có độ tuổi khác nhau phải ngồi chung xe với nhau. Đôi khi các em nhỏ tiểu học ngồi chung với các em trung học rất dễ nảy sinh những vấn đề bất tiện khác.

Cuối cùng, do xe đưa rước không ấn định được thời gian một cách chính xác nên các em học sinh thường phải chờ đợi rất lâu.

“Thông thường con tôi ăn cơm trưa xong khoảng hơn 11 giờ là phải đến địa điểm tập kết đứng chờ. Nếu không đến sớm, xe chạy qua thì coi như bỏ lỡ một buổi học chiều”, anh Hải nói.

Ngoài thời gian không được xác định chính xác, việc đứng đợi xe đưa rước cũng rất cực vì học sinh phải nép trong vỉa hè, lề đường hay gốc cây bởi không có bến đỗ, nhà chờ như xe buýt. Vào mùa mưa, nếu lỡ gặp cơn mưa lớn thì nhiều em bị ướt làm ảnh hưởng đến việc học và thậm chí là bị bệnh.

Trước những nỗi lo của phụ huynh, mong rằng nhà trường và một số cơ quan chức năng có liên quan nên nâng cao chất lượng xe đưa rước. Đồng thời sắp xếp lại thời gian và lịch trình của xe sao cho phù hợp và khoa học hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM diễu hành 41 xe hoa cung rước Đức Phật đản...

0
(SGTT) – Tối 5-5, 41 xe hoa của các ban chuyên môn, đại diện các hệ phái và Ban Trị sự Giáo hội Phật...

Yoga Nidra: Liệu pháp thư giãn ‘ngủ mà không ngủ’

0
(SGTT) - Khác với thiền định truyền thống, Yoga Nidra là một phương pháp thiền định sâu giúp cơ thể đạt được trạng thái...

Lào Cai phê duyệt 9 điểm rừng phòng hộ xây dựng...

0
(SGTT) - Các điểm được quy hoạch khu sinh thái, nghỉ dưỡng để thu hút đầu tư, phát triển du lịch gồm Đồi Thông,...

Việt Nam sẽ có thêm nhà hàng ‘hái sao’ Michelin vào...

0
(SGTT) - Tính đến nay, Việt Nam có bảy nhà hàng được gắn một sao Michelin, cùng một nhà hàng đạt sao xanh Michelin....

10 tỉnh thành có doanh thu du lịch cao nhất dịp...

0
(SGTT) - Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm 2025, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2%...

Tây Ninh hoàn tất chuẩn bị đón đoàn Vesak 2025

0
(SGTT) - Tỉnh Tây Ninh đã hoàn tất công tác chuẩn bị đón tiếp, hướng dẫn đoàn đại biểu Đại lễ Vesak Liên Hợp...

Kết nối