Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Phần mềm chống virus máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo

(SGTTO) - Phần mềm BKAV 2019 ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích các nguy cơ bị tấn công, tăng khả năng phòng chống virus “từ xa”.

Phần mềm diệt virus BKAV 2019 có khả năng phát hiện nhanh, kịp thời ngăn chặn virus máy tính. Ảnh: BKAV

Tập đoàn công nghệ BKAV vừa ra mắt phần mềm diệt virus BKAV 2019 tích hợp công nghệ chống tấn công theo kịch bản SAP (Scenario Attacks Prevention). Đây cũng là phần mềm ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng tự động phân tích, phát hiện sớm và ngăn chặn các hình thức tấn công theo kịch bản, tấn công có chủ đích như tấn công gián điệp nằm vùng APT, tấn công mã hóa dữ liệu, tấn công đào tiền ảo.

Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận hơn 60% số hệ thống mạng cơ quan doanh nghiệp bị nhiễm loại mã độc này, thiệt hại gây ra cho người dùng lên tới 14.900 tỉ đồng trong năm 2018.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng chống mã độc Anti Malware của BKAV, nói: "Nguy hiểm nhất là mã độc tấn công theo kịch bản vì chúng mang tính con người cao. BKAV tạo ra công nghệ này nhằm mục đích giám sát mọi hành vi bất thường trên máy tính dù là nhỏ nhất, đưa chúng vào hệ thống thống kê, tính điểm. Từ đó, phần mềm diệt virus sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động chỉ ra các kịch bản nguy hiểm sắp xảy ra với người dùng, phát lệnh ngăn chặn và tiêu diệt mối nguy kịp thời.

Lần này, BKAV 2019 được nâng cấp tường lửa cá nhân, đặc biệt được trang bị tính năng chống tấn công qua lỗ hổng SMB (lỗ hổng trên nền tảng Windows). Đây là lỗ hổng từng bị mã độc tống tiền WannaCry khai thác, trong khi hiện vẫn có khoảng 50% số máy tính tại Việt Nam đang tồn lại lỗ hổng này, có nguy cơ bị virus tấn công bất cứ lúc nào. BKAV 2019 cũng được tăng cường sức mạnh cho công nghệ bảo vệ, chống lấy cắp tài khoản ngân hàng, bảo vệ mật khẩu trên máy tính…

Theo thống kê từ hệ thống giám sát virus của BKAV, trên toàn cầu mỗi ngày có tới hơn 1,5 triệu mẫu virus được tung lên mạng, phần lớn trong số đó là mã độc tấn công theo kịch bản. Mục đích chính của loại mã độc này là tối đa hóa việc khai thác thông tin, dữ liệu của nạn nhân nhằm trục lợi, kiếm tiền. Việc phát tán các mã độc tấn công theo kịch bản đã trở thành một ngành công nghiệp đen trị giá hàng tỉ đô la Mỹ cho các tội phạm mạng.

Chí Thịnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhiều bệnh viện ở TPHCM ứng dụng AI vào khâu điều...

0
(SGTT) - Trong thời gian vừa qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn TPHCM đã phát triển các ứng dụng công nghệ, đưa trí...

Gắn mác AI tràn lan, người tiêu dùng cần tỉnh táo

0
(SGTT) - Lợi dụng sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo (AI), một số công ty đã phóng đại việc sử dụng AI...

AI – Thủ phạm khí thải mới

0
(SGTT) - Kể từ khi OpenAI cho ra mắt ChatGPT vào tháng 11-2022, thế giới chứng kiến một cuộc đua của các công ty...

Sử dụng AI trong hoạt động dự báo thời tiết và...

0
(SGTT) - Bằng cách hợp lý hóa quy trình chuyển dữ liệu thời tiết và khí hậu thành thông tin đầu vào, trí tuệ...

IMF: AI làm bất bình đẳng giàu nghèo trầm trọng hơn

0
(SGTT) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bày tỏ lo ngại sâu sắc về nguy cơ công nghệ trí tuệ nhân tạo (...

Sợ lỗi thời, nhân viên công nghệ Mỹ sốt sắng đi...

0
(SGTT) - Nhân viên công nghệ ở Mỹ đang sốt sắng trang bị lại kỹ năng trong thời kỳ mà mọi công ty công...

Kết nối