Các đơn vị, địa phương cần lưu ý tới hiệu quả công việc và an toàn khi đề xuất cho phép chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, theo ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
- Thêm 8 ca Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
- Covid-19 xâm nhập bệnh viện, tăng cách ly y tế lên 21 ngày
- Ngăn dịch Covid-19, cần quản lý chặt người hoàn thành cách ly tập trung
Tại họp báo thường kỳ tháng 4-2021 diễn ra chiều 5-5, ông Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam có 3.022 ca mắc Covid-19 tính tới 5-5-2021, trong đó có 26 ca bệnh được phát hiện trong ngày hôm nay.
Với việc nhập khẩu và sản xuất vaccine, ông Thuấn cho biết Việt Nam dự kiến tiếp nhận vaccine từ một số nguồn, gồm 38,9 triệu liều qua chương trình COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - đáp ứng nhu cầu của 9,4 triệu đối tượng ưu tiên; 30 triệu liều qua AstraZeneca; 31 triệu liều qua đàm phán với Pfizer; 2 triệu liều do các đơn vị, tổ chức khác hỗ trợ. Thời gian tiếp nhận vaccine là năm 2021 và đầu năm 2022.
Với việc sản xuất vaccine trong nước, ông Thuấn cho biết có hai đơn vị sẽ hoàn thành việc sản xuất vào giữa năm 2021. Còn Công ty sinh phẩm và sinh học Nha Trang sẽ hoàn thiện vào tháng 12-2021.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ các đối tác Nhật Bản và Nga.
Đáng chú ý, WHO cũng đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mới nhất - công nghệ M-R-A của Pfizer - cho Việt Nam.
Với vấn đề cho phép chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam, ông Thuấn cho rằng các đơn vị, địa phương cần có đề xuất phù hợp. Cụ thể, chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam phải thực sự có đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời phải đảm bảo yếu tố an toàn.
“Đưa chuyên gia vào phải hiệu quả nhưng cũng phải an toàn”, ông Thuấn nhấn mạnh.
Hiện Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 đã yêu cầu kích hoạt tổ 5 bộ, gồm Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải nhằm đảm bảo yếu tố an toàn và hiệu quả khi đưa chuyên gia vào Việt Nam, theo ông Thuấn.
Xem kết quả
Hoàng Thắng