Khi sự cạnh tranh chiêu mộ các chuyên gia kinh doanh trong các lĩnh vực xanh ngày càng gia tăng, các công ty tài chính đang tìm cách “câu” những tài năng từ các tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ môi trường bằng các mức lương ấn tượng.
- Bước ngoặt mới cho công nghệ hút CO2 từ khí quyển rồi chôn dưới lòng đất
- Các ‘ông lớn’ thời trang mua sợi tái chế để giảm nạn phá rừng và khí thải
Năm 2017, Eugenie Mathieu là chiến lược gia cấp cao của tổ chức Hòa bình xanh ở New York. Cô tham gia vào những nỗ lực nhằm ngăn chặn những khu rừng cổ thụ bị chặt hạ để lấy gỗ sản xuất giấy vệ sinh. Một năm sau đó, cô trở lại thành phố quê hương London để giúp điều hành một quỹ đầu tư bền vững tại Công ty quản lý tài sản Aviva Investors.
Ngày càng nhiều chuyên gia bền vững như Eugenie Mathieu chuyển chỗ làm từ các tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ môi trường sang các công ty tài chính và đầu tư.
“Chúng tôi đã mất người vào tay các ngân hàng vì những mức lương mà họ đưa ra thật điên rồ”, Mark Campanale, người sáng lập tổ chức tư vấn Sáng kiến Theo dõi Carbon (CTI), có trụ sở tại London, chuyên nghiên cứu về tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng đối với thị trường vốn, nói.
Campanale cho biết ít nhất 10% trong số 50 nhân viên của công ty ông đã chuyển sang làm việc ở các ngân hàng hoặc công ty quản lý quỹ trong 12 tháng qua. Một số họ nhận được mức lương “cao tới sáu con số”, và đặc biệt có một người được trả lương 400.000 bảng Anh mỗi năm.
ShareAction, một chức phi lợi nhuận ở London, chuyên vận động các công ty tài chính sử dụng sức mạnh của họ để giải quyết vấn đê biến đổi khí hậu, cũng đang chứng kiến nhân viên nghỉ việc để đến những bến đỗ mới trong ngành ngân hàng
Catherine Howarth, Giám điều hành ShareAction, nói rằng tình hình sắp tới có thể còn tồi tệ hơn”
Bà nói: “Tình hình nhân viên rời đi hiện như những dòng nước nhỏ giọt đều đặn nhưng tôi lo ngại sắp tới sẽ như dòng lũ”.
Đây không chỉ là một hiện tượng xảy ra ở châu Âu. Tại Mỹ, hồi năm 2021, quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock đã thuê một chuyên gia khoa học khí hậu từ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và giám đốc chiến lược từ Viện Rocky Mountain, một chức phi lợi nhuận về năng lượng sạch.
Cả CTI lẫn ShareAction từ lâu đã tuyển dụng các lãnh đạo cấp cao trong ngành tài chính muốn đóng góp cho nỗ lực bảo vệ môi trường. CTI đã chiêu mô hai cựu giám đốc nghiên cứu từ các ngân hàng toàn cầu, nhưng Campanale lo ngại họ có thể là những người cuối cùng từ ngành tài chính chuyển sang làm việc cho các tổ chức bảo vệ môi trường.
Hiện nay, xu hướng các nhà vận động khí hậu gia nhập lĩnh vực tài chính đang mạnh hơn. Điều dễ nhận thấy là khi biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm cấp bách hơn, thị trường việc làm dành cho những người hiểu biết về khí thải carbon trở nên sôi động
Theo dữ liệu từ mạng xã hội việc làm LinkedIn, giám đốc quản lý bền vững là chức danh công việc phát triển nhanh thứ hai ở Anh. Chức danh này người có nhiệm vụ thu thập và phân tích dữ liệu về tác động môi trường của một dự án hoặc doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các chiến lược bền vững hiệu quả. Và trên toàn cầu, nhu cầu đối với các tài năng và kỹ năng trong nền kinh tế xanh đã vượt xa nguồn cung.
Nhu cầu nhân tài trong lĩnh vực khí hậu của ngành tài chính đang tăng nhanh do các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, cộng với hàng loạt các quy định quản lý mới để giải quyết vấn đề tẩy rửa xanh và rủi ro khí hậu.
Ngay cả các công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân cũng đang quan tâm nhiều hơn đến các chuyên gia về tính bền vững.
Theo Duncan Ramsay, đối tác của Công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân ECI, điều này không chỉ là do áp lực của nhà đầu tư trong việc cắt giảm khí thải, hay các quy định siết chặt quản lý khí thải mà các công ty phải đối mặt.
“Bạn có thể nhận các khoản vay nhanh chóng từ một tổ chức với mức lãi thấp hơn hơn nếu bạn đang đạt được một số mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nhất định, do đó, nỗ lực giảm khí thải nhà kính sẽ là một phần công việc của doanh nghiệp”.
Helen Pradas-Page, Giám đốc khách hàng của Acre, một công ty tuyển dụng các chuyên gia về bền vững, nói: “Quy mô hoạt động của chúng tôi đã tăng gấp bốn lần kể từ Covid-19”.
Bà cho biết thêm, nhu cầu tuyển dụng chuyên gia bền vững tăng đột biến do các quy tắc ESG, cộng với nhu cầu ngày càng tăng về kiến thức chuyên môn khí hậu ở các tổ chức đầu tư”
Theo Financial Times
Khánh Lan
Theo Kinh tế Sài Gòn Online