Thứ hai, Tháng tư 21, 2025

Nỗ lực rút ngắn khoảng cách đào tạo và thực tế trong TMĐT

(SGTT) - Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng rất cao trong tương lai bởi TMĐT mới chỉ chiếm khoảng 2-3% trong tổng giao dịch thương mại tại Việt Nam.

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu nhân lực cho TMĐT trong tương lai rất lớn. Ảnh: Internet

Thị trường TMĐT Việt Nam được đánh giá về mức độ hấp dẫn đứng thứ 6 trên thế giới, trong khu vực chỉ sau Trung Quốc và Malaysia... Các chuyên gia dự đoán rằng trong vòng 5-7 năm nữa, tốc độ tăng trưởng ngành này sẽ từ 10 đến 20 lần. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như vậy, trong thời gian tới, nhu cầu về nhân lực của ngành này rất lớn. Còn hiện tại lượng nhân lực TMĐT được đào tạo tại Việt Nam không đủ để đáp ứng cho nhu cầu thị trường.

Theo sách trắng TMĐT Việt Nam 2019 vừa được Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương) phát hành vào tháng này, tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT năm 2018 là 30%. Tỷ lệ những doanh nghiệp có khó khăn trong tuyển dụng nhân lực TMĐT cũng khoảng 30%.

Trước nhu cầu từ thực tế, thời gian gần đây đã có thêm nhiều trường và mô hình tham gia đào tạo lĩnh vực này, cả khối công và tư nhân.

Thêm nhiều trường tham gia đào tạo

Trong năm 2019 có thêm một số trường đại học mở chuyên ngành đào tạo về TMĐT, như Trường Đại học Công nghệ thông tin (thuộc Đại học Quốc gia TP HCM), Trường Đại học Mở Hà Nội… Trước đó có các trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội, Đại học edX, Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM, Đại học Kinh tế Luật TPHCM, Đại học Thương mại TPHCM, Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM, Đại học Công nghệ TPHCM (Hutech), Đại học RMIT Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội, cho biết để đào tạo chuyên ngành TMĐT sát với thực tế, trường đã liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT nhằm xây dựng chương trình học phù hợp như đào tạo chuyên môn sâu kết hợp với thực hành và trau dồi kỹ năng. Sẽ có những khóa học thực tế tại các doanh nghiệp để sinh viên cọ sát với công việc. Đồng thời, các CEO của những doanh nghiệp này cũng sẽ dành thời gian đến để chia sẻ kinh nghiệm hay nói chuyện với sinh viên về một học phần nào đó, giúp sinh viên biết cách hình thành và hoàn thiện ý tưởng khởi nghiệp với TMĐT...

“Hy vọng rằng nguồn nhân lực TMĐT của Việt Nam tới đây sẽ được cải thiện theo hướng tích cực, để không còn tình trạng "đốt đuốc tìm người" nữa. Hoặc nếu có đốt đuốc thì cũng tìm được những người xứng đáng”, bà Hương nói.

Ngành TMĐT sẽ đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, thiết kế và triển khai, quy trình vận hành quá trình kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử. Các kiến thức chuyên ngành gồm các môn học quản trị mạng và hệ thống thông tin, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị logistic, phân tích thiết kế hệ thống TMĐT, thanh toán thương mại điện tử…

Chương trình đào tạo cũng cung cấp cho sinh viên các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, công nghệ web và mạng xã hội, đặc điểm khách hàng trực tuyến, kỹ năng tư duy, hoạch định chiến lược…

Các kiến thức bổ trợ cho ngành cũng được trang bị cho sinh viên thông qua các môn học như phân tích dữ liệu kinh doanh và đề án thương mại điện tử. Sinh viên sẽ được tới các doanh nghiệp để tham quan và học tập thực tế nhờ đó sẽ hiểu rõ nghề làm việc của mình sau này để tích lũy kiến thức ngay từ năm thứ nhất.

Bên cạnh đó, các trường cùng tập trung đào tạo chuyên sâu ngoại ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực thương mại điện tử, kỹ năng bán hàng, kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh trên Internet. Sinh viên được tham gia những dự án kinh doanh cùng các giảng viên, tham gia hội thảo chuyên đề, tham quan môi trường làm việc thực tế thuộc lĩnh vực TMĐT.

Mô hình làm trước, học sau của edX

Một trong những nơi được cho là nổi bật về hiệu quả đào tạo chuyên ngành TMĐT hiện nay là Trường Đại học edX – một thành viên của Tập đoàn edX – có trụ sở tại Hà Nội. Trường này đào tạo chuyên ngành TMĐT theo sự đặt hàng của doanh nghiệp.

Phương pháp đào tạo của trường là làm trước học sau, với 70% lượng thời gian thực hành, 30% lượng thời gian còn lại học lý thuyết. Sinh viên của trường đại học này được học thông qua những dự án tại doanh nghiệp ngay khi còn là sinh viên năm thứ nhất. Như vậy sinh viên sẽ vừa được học bằng thực tế vừa có thu nhập khi làm dự án. Đại học edX không đào tạo sinh viên học qua môn mà đào tạo sinh viên làm được việc và có sản phẩm chuyển giao thực tế. Đây là đơn vị duy nhất đưa ra chương trình học mà sinh viên không phải thi học kỳ, không phải thi lại bởi edX quan tâm đến kết quả làm việc của sinh viên chứ không phải điểm số. Nhằm đảm bảo và cam kết về chất lượng đầu ra cho sinh viên, ngay sau khi nhập học, Đại học edX sẽ ký hợp đồng với phụ huynh cam kết 100% bố trí việc làm cho sinh viên trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp.

Vân Ly

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Ông lớn’ ngành làm đẹp mở 22 phòng thu livestream, hoạt...

0
(SGTT) - Tập đoàn ngành làm đẹp  L'Oréal vừa khai trương “Nhà máy Livestream” (Livestream Studio) hiện đại tại TPHCM chuyên biệt cho hoạt...

Kiến nghị hoãn thời điểm sàn TMĐT phải nộp thuế thay...

0
(SGTT) - Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đề xuất hoãn thời điểm sàn TMĐT nộp thuế thay cho hộ kinh...

Phạt công ty bán kẹo rau củ Kera 125 triệu đồng

0
(SGTT) - Sở An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập...

Đề xuất thu thuế VAT với sàn thương mại điện tử

0
(SGTT) - Trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), Bộ Tài chính đề xuất mở rộng nhóm...

Truy thu, phạt gần 1.400 tỉ đồng tiền vi phạm về...

0
(SGTT) - Năm 2024, ngành thuế đã xử lý hơn 33.000 trường hợp vi phạm kinh doanh thương mại điện tử với số thuế...

Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên không...

0
(SGTT) - Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh...

Kết nối