(SGTTO) - Paris, Zurich và Hồng Kông nằm trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2020, trong một chỉ số định kỳ 6 tháng do Cơ quan Tình báo Kinh tế (The Economist Intelligence Unit-EIU) thuộc The Economist công bố.
Tây Âu trở nên đắt đỏ hơn
Chỉ số này đã so sánh 130 thành phố trên thế giới bằng cách khảo sát giá cả của 138 loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, trong bối cảnh nền kinh tế bị chi phối bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tính trung bình, giá cả trên toàn cầu đã tăng 0,3% trong năm qua, trong bối cảnh hành vi tiêu dùng thay đổi và khí hậu biến động.
Giá rượu và thuốc lá đặc biệt tăng mạnh, bên cạnh đó là các mặt hàng giải trí như sách và đồ điện tử tiêu dùng. Quần áo là danh mục duy nhất có mức giảm thực sự, do nhu cầu thấp và việc đóng cửa của nhiều doanh nghiệp cùng với các đợt cách ly xã hội.
Cùng với Hồng Kông, Paris và Zurich đã từ vị trí thứ 4 vào năm ngoái đứng lên vị trí đầu tiên của năm nay. Trong danh sách này, các thành phố ở Tây Âu đã trở nên đắt đỏ hơn, trái ngược với xu hướng giảm ở Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ, một phần là do đồng Euro và Franc Thụy Sĩ tăng giá mạnh so với đồng đô la.
Singapore, quốc gia chiếm vị trí đầu bảng vào năm 2019, năm nay đã hạ xuống vị trí thứ 4. Một làn sóng di cư của lao động nước ngoài đã khiến thành phố này tụt hạng, khi dân số giảm lần đầu tiên kể từ năm 2003.
Đứng vị trí thứ 5 là Osaka của Nhật Bản và Tel Aviv của Israel, củng cố sự hiện diện của châu Á trong danh sách ngày càng dịch chuyển về phía Đông trong những năm gần đây.
Osaka vẫn là thành phố đắt đỏ nhất để mua những chiếc máy tính, nhưng xếp hạng tổng thể của nó đã giảm sau khi người Nhật cố gắng bù đắp ảnh hưởng của đại dịch bằng cách trợ cấp nhiều cho giao thông công cộng. Đây cũng là thành phố duy nhất trong top 10 có giá của một ổ bánh mì rẻ hơn nhiều so với năm 2019.
New York tụt xuống vị trí thứ 7 cùng với thành phố lớn nhất Thụy Sĩ Geneva. Los Angeles và thủ đô Copenhagen của Đan Mạch cũng lọt vào top 10.
Các quốc gia có mức tăng giá lớn nhất trong năm là Perth, Quảng Châu và thủ đô Tehran của Iran. Đây là những quốc gia tăng 27 bậc trong bối cảnh kinh tế gián đoạn do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Những nước nào cuối danh sách?
Những nước đứng cuối danh sách trong năm nay là thủ đô Reykjavik của Iceland, các siêu đô thị của Brazil là Rio de Janeiro và Sao Paulo, nơi giá cả đang giảm và nghèo đói gia tăng.
Nhìn về tương lai, Cơ quan Tình báo Kinh tế EIU tỏ ra lạc quan và dự kiến các xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục duy trì, ít nhất là đến năm 2021. Báo cáo viết "Với nền kinh tế toàn cầu khó có khả năng trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2022, chi tiêu vẫn bị hạn chế và giá cả hàng hóa luôn dưới áp lực giảm. Nhiều người tiêu dùng quan tâm đến giá cả sẽ ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, giải trí gia đình và truy cập Internet nhanh. Các mặt hàng có giá bán cao, cũng như quần áo và các hoạt động giải trí ngoài trời, sẽ tiếp tục đình trệ”.
Nghiên cứu của EIU ước tính rằng mặc dù doanh số bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục mở rộng như một phân khúc của tổng doanh số bán lẻ vào năm 2021, các nhà bán lẻ trực tuyến sẽ phải vật lộn để tìm nguồn doanh thu mới và sẽ dựa vào sự cạnh tranh về giá để tăng sản lượng.
Thanh Thảo
Theo rte.ie