Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024

Những người yêu việc tái chế từ “rác”

(SGTT) - Chai cũ, ly bể hay các vật liệu thải ra đều có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật dưới bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của những người yêu tái chế.

Cùng chia sẻ những ý tưởng tái chế

Chúng ta thường sẽ bỏ đi những món đồ thủy tinh đã cũ hoặc hư. Tuy nhiên, thay vì bỏ đi thì nhiều người đã sáng tạo, tái chế chúng và sử dụng làm đồ trang trí.

Hiện nay, nhiều hội nhóm hoạt động cả ở ngoài đời và trên mạng xã hội tích cực chia sẻ ý tưởng tái chế cũng như hoạt động bảo vệ môi trường.

Với số lượng gần 70.000 thành viên, nhóm “Ý tưởng tái chế -  Tái sử dụng” được thành lập trên mạng xã hội Facebook từ năm 2017. Mỗi ngày, hàng trăm ý tưởng thu gom, tái chế được các thành viên trong nhóm chia sẻ, với nguồn vật liệu đa dạng như chai nhựa, túi nhựa, đồ cũ không còn sử dụng. Vì cùng sở thích và được truyền cảm hứng nên các thành viên đều hào hứng với công việc tìm tòi, thiết kế để tái chế.

Màn treo trang trí được chị Trúc Quỳnh (Lâm Đồng) tạo ra từ chai cũ. Ảnh: NVCC

Là một thành viên trong nhóm, với suy nghĩ tái chế là phương pháp hiệu quả ngay lập tức, để có thể ngăn chặn rác thải ngoài môi trường. Chị Nguyễn Thị Trúc Quỳnh (Lâm Đồng) đã chia sẻ trên mạng xã hội về những sản phẩm màn treo tái chế từ chai thủy tinh cũ của bản thân và nhận được nhiều sự yêu thích từ những người có chung đam mê tái chế bảo vệ môi trường.

Có chung sở thích tái chế, anh Đỗ Đức Việt (Hà Nội) cũng đăng tải những sản phẩm tranh đèn tái chế của bản thân, được làm từ vụn thủy tinh mà anh thu gom trong sinh hoạt hằng ngày. Anh Việt thường xuyên chia sẻ các công đoạn thực hiện những sản phẩm tranh đèn để truyền cảm hứng đến nhiều người khác, tạo sự yêu thích khi tái chế trong cộng đồng và góp phần giảm rác thải ra môi trường.

Nhưng người "mê" tái chế

Chia sẻ về công việc tái chế chị Nguyễn Thị Trúc Quỳnh (Lâm Đồng) cho biết, bản thân cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng "thú vị" trong việc tái chế, đó là thuyết phục mọi người trong gia đình giữ lại tất cả những đồ bị cho là bỏ đi.

“Cái nhà kho của mình to hơn nhà mình ở chắc ba lần, cứ mỗi lần thấy người quen chuẩn bị bỏ đi cái gì đó, là mình suy nghĩ trong đầu xem tái chế được không rồi xin về”, chị Quỳnh cho biết.

Với nhiều người tái chế sẽ là tìm cách sử dụng những món đồ có thể vứt đi, nhưng với chị Quỳnh thì công việc tái chế là sự đam mê. Do vậy, chị luôn gom nhặt những thứ người khác bỏ đi mang về kho, rồi tuỳ cảm hứng dần dần tái chế.

Chai thủy tinh cũ có thể tái chế thành dụng cụ bếp. Ảnh: Nhóm ý tưởng tái chế- tái sử dụng.

Sau khi góp nhặt đồ thủy tinh đủ cho ý tưởng, chị Quỳnh liền bắt tay sáng tạo nên những sản phẩm tái chế theo ý thích. Tấm màn trang trí bằng chai thủy tinh được chị tạo ra bằng cách xâu chuỗi các loại chai lọ nhiều màu sắc lại với nhau là sản phẩm chị ưng ý nhất.

Hiện tại, chị Quỳnh đang kinh doanh cửa hàng cung cấp nước cần tây hữu cơ. Thay vì sử dụng chai nhựa, ly giấy, chị đã dùng chai thuỷ tinh để giao hàng rồi thu về. "Việc thành lập một câu lạc bộ vì môi trường cũng là một mục tiêu của mình", chị Quỳnh chia sẻ.

Tranh nghệ thuật từ thủy tinh vỡ. Ảnh: Nhóm ý tưởng tái chế- tái sử dụng.

Còn anh Đỗ Đức Việt, người đã có bảy năm theo đuổi công việc tái chế, chia sẻ: “Trong tái chế việc quan trọng nhất đó là hình thành ý tưởng trước khi bắt tay vào công việc, bên cạnh đó để cho ra đời một tác phẩm hoàn chỉnh, tái chế cần kết hợp nhiều kỹ năng như mộc, cơ khí, điện”.

Kể về quy trình tái chế vụn thủy tinh thành đèn trang trí, anh Việt cho biết việc đầu tiên là phân loại thủy tinh có màu phù hợp, sau đó sẽ bắt đầu tạo khung gỗ cho tranh, tiếp đến là sắp xếp các mảnh vụn thủy tinh theo ý tưởng đã định trước và sử dụng hỗn hợp keo trong suốt để kết dính mọi thứ lại với nhau, cuối cùng sẽ là công đoạn gắn đèn để tác phẩm thêm nổi bật.

Nhiều ý tưởng tái chế được mọi người chia sẻ. Ảnh: Nhóm ý tưởng tái chế- tái sử dụng.

Theo anh Việt, quá trình để anh tạo ra những bức tranh đèn thủy tinh thường mất 1-2 ngày, nhưng với những bức tranh khó, anh phải mất từ 7-10 ngày mới hoàn thiện được sản phẩm.

Tranh từ thủy tinh tái chế sau khi được anh Việt hoàn thiện. Ảnh: NVCC

Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khoảnh khắc khi làm xong chiếc tranh treo tường đầu tiên bằng thuỷ tinh, khi ánh đèn với màu sắc lung linh của thuỷ tinh lóe lên, trái tim anh đập nhanh hơn bình thường và đó là cảm xúc mà anh không bao giờ quên được.

Những món phế liệu dùng để tái chế có giá thành không quá cao. Tuy nhiên, công sức thời gian để tạo cho nó một diện mạo mới, khác lạ hơn, mới là cái đáng quý, anh Việt nói.

Nhóm "Ý tưởng tái chế - Tái sử dụng" được thành lập từ năm 2017, đến nay đã có gần 70.000 thành viên từ khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, nhóm hoạt trộng trên mạng xã hội, ở đây các thành viên chia sẻ các ý tưởng tái chế với nhau với mục đích cùng nhau góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường.

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đài truyền hình TPHCM phát động cuộc thi ‘Cùng HTV hành...

0
(SGTT) - Đài truyền hình TPHCM tiếp tục tổ chức Cuộc thi video clip “Cùng HTV hành động xanh” mùa 3 năm 2024 với...

Người mang lại sức sống xanh cho sản phẩm tre làng

0
(SGTT) - Thổi hồn vào những cây tre thô cứng, anh Võ Tấn Tân ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tạo...

Thêm cơ hội cho nhựa có vòng đời được tái sinh

0
(SGTT) - "Trạm tái sinh”- máy thu gom tái chế tự động là giải pháp thu gom và xử lý chai nhựa, lon nhôm...

Thúc đẩy lối sống xanh từ góc nhìn công viên nghĩa...

0
(SGTT) - Các số liệu thống kê cho thấy, TPHCM có khoảng 1200 héc-ta đất nghĩa trang, trong đó 100 héc-ta đất nghĩa trang...

Các startup Đông Nam Á biến rác nhựa thành hàng tiêu...

0
Một thế hệ startup mới ở Đông Nam Á đang sử dụng công nghệ để tái chế rác thải nhựa thành vật liệu sử...

Uống “sành”, sống “xanh” giữa lòng Sài Gòn

0
(SGTT) - Dịch vụ ăn uống là một trong những hình thức kinh doanh thải ra lượng lớn đồ nhựa dùng một lần. Với...

Kết nối