Thứ năm, Tháng tư 17, 2025

Nhìn lại 4 vấn đề của TPHCM sau 3 tháng chống dịch

(SGTT) -  Tối 4-9, trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời", người xem có đặt ra câu hỏi về những bài học của TPHCM sau nhiều tháng chống dịch; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, cho rằng TPHCM có nhiều bài học về phòng, chống dịch bệnh để có thể làm tốt hơn trong thời gian tới.

Ông An cho biết ông xin phép trả lời câu hỏi này ở góc độ cá nhân về vấn đề liên quan đến việc những bài học của TPHCM nhận thấy sau nhiều tháng chống dịch và kế hoạch sống chung với dịch.

Vấn đề đầu tiên mà Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM đề cập đến chính là sự chủ quan. Tại thời điểm Việt Nam chỉ ghi nhận 3.000-4.000 ca nhiễm Covid-19 thì tại các nước khác tình hình dịch đã rất phức tạp, cho nên chúng ta đã chủ quan. Bên cạnh đó, tại một số thời điểm như các dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5, người dân lại có tâm lý chủ quan về dịch Covid-19 như việc tụ trung đông người tạo điều kiện lây lan dịch bệnh âm thầm.

“Chủng mới Delta lây nhanh gấp 5-7 lần so với các biến chủng khác cho nên lây nhiễm rất nhanh. Bài học nhận ra chính là luôn phải cảnh giác để phòng ngừa dịch tốt hơn”, ông An nói thêm.

Thứ hai, ông An cho rằng khi số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, hệ thống y tế quá tải, khi đó chính quyền TPHCM và người dân rất đau xót khi tỷ lệ tử vong tăng cao. Tỷ lệ tử vong của nhiều nước trên thế giới là 2,1% thì tỷ lệ này ở TPHCM là 4,2% cao gấp đôi.

Thời gian đầu, việc bố trí, phân tầng điều trị bị rối nên việc chuyển bệnh nhân đến các cơ sở điều trị gặp nhiều bất cập. Đây là bài học cần phải nhìn ra để thành phố tìm được cách giảm tỷ lệ tử vong.

“Hiện nay, tỷ lệ ca nhiễm cao do thành phố đang tổ chức xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng. Đối với tỷ lệ tử vong thì còn cao, ngành y tế cũng đã có những điều chỉnh”, ông An nói thêm.

Thứ ba, ông An cho rằng đảm bảo cả sinh mạng và sinh kế của người dân TPHCM đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài và nhiều đợt phần nào đó gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Những mô hình phù hợp để doanh nghiệp tổ chức sản xuất trong mùa dịch không có, các mô hình như “3 tại chỗ” , “2 cung đường 1 điểm đến”  khi các doanh nghiệp áp dụng thì cũng chưa thực sự phát huy được hiệu quả, làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

"Sản phẩm nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không có nơi tiêu thụ  trong khi đó tại TPHCM thiếu thực phẩm. Bài học ở đây là phải tính toán cho hợp lý", ông An nói.

Vấn đề thứ 4, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho rằng với chương trình an sinh xã hội tại thời điểm như dịch Covid-19, chính quyền địa phương cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp người dân tiếp nhận được các gói hỗ trợ. Nhiều người dân TPHCM vẫn chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ, việc giải quyết thủ tục cho người dân còn máy móc và hành chính hóa.

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Giải quyết bài toán vàng để cán cân thương mại bớt...

0
(SGTT) - Việt Nam đang đối mặt với ba vấn đề lớn: sự nhốn nháo của thị trường vàng, chênh lệch thương mại Việt...

Hạn chế xe cộ vào đường Lê Duẩn để thi công...

0
(SGTT) - Để đảm bảo công tác thi công các hạng mục mừng lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Bình dị quầy ăn mỗi ngày một món ở góc phố...

0
(SGTT) – Nhiều năm nay, thực khách yêu thích các món bún, mì nước luôn nhớ đến quầy ăn ven đường ở góc Nguyễn...

Hơn 2.000 người luyện tập diễu hành mừng Ngày thống nhất...

0
(SGTT) - Ngoài 36 khối quân đội, công an đang luyện tập diễu binh cho lễ Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam,...

Nóng hổi tô phở gia truyền ’75 năm tuổi’ ở quận 5

1
(SGTT) - Chọn sự dung hòa hương vị phở hai miền, thương hiệu phở Cây Dầu ở quận 5 là điểm đến thân quen...

36 khối quân đội, công an hợp luyện diễu binh dịp...

0
(SGTT) - Sáng nay (11-4), tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, 36 khối quân đội, công an đã tổ chức hợp luyện,...

Kết nối