Thứ bảy, Tháng tư 19, 2025

Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Hội An dịp Tết

Chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, phục vụ người dân và du khách đón Tết tại “phố Hội”.
Tết Nguyên tiêu tại Hội An. Ảnh: Minh Hải

Theo đó, từ 19:00 giờ đêm 30 Tết, "Đoàn rước Sắc bùa" sẽ diễu hành chúc xuân dọc theo các tuyến đường trong Khu phố cổ và tặng "Xuân liên" - biểu tượng của may mắn, tài lộc cho người dân và du khách như một lời chúc may mắn đầu năm.

Tiếp đó, sẽ có buổi "Biểu diễn Anisong" vào lúc 21:00 giờ đêm 30 Tết (ngày 9-2) tại Công viên Hội An, gồm các ca khúc nổi tiếng trong phim hoạt hình Nhật Bản thể hiện sự giao lưu, hợp tác văn hóa giữa Hội An, Việt Nam và Nhật Bản.

Đến 23:00 giờ đêm, chương trình nghệ thuật đón giao thừa sẽ đưa khán giả trở về với những hồi ức tốt đẹp về không khí đón năm mới của người Hội An xưa. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thành phố tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật.

Khách quốc tế tại Hội An. Ảnh: Minh Hải

Hòa trong không khí Tết, các hoạt động sáng tạo, giới thiệu văn hóa, lễ hội truyền thống sẽ được thành phố tổ chức như Lễ cúng Cầu Bông tại Làng rau Trà Quế vào mùng 7 Tết (16-2), Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội Làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng vào 12 tháng Giêng (21-2), Ngày hội Bắp nếp Cẩm Nam vào ngày 7 và 8-2… cùng các chương trình biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian tại các điểm công cộng trong thành phố.

Đặc biệt, Hội Tết Nguyên tiêu Giáp Thìn được tổ chức từ ngày 10-16 tháng Giêng (19 đến 25-2) mang nhiều ý nghĩa đối với người dân Hội An nói riêng nhằm cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Tết Nguyên tiêu ở Hội An đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia vào năm 2023.

Ngoài ra còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác diễn ra vào dịp Tết như hội Hoa xuân, Giao lưu âm nhạc đường phố, trò chơi dân gian Bài chòi, hội Báo xuân, hội Tết trồng cây, các giải đấu thể thao và trò chơi diễn ra sôi nổi trên khắp địa bàn thành phố.

Đăng Huy

Theo TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dấu xưa nơi làng cổ Cự Đà

0
(SGTT) - Làng cổ Cự Đà hình thành cách đây hơn 400 năm. Trải qua bao biến động thăng trầm, ngôi làng vẫn giữ...

Tour đặc biệt dành cho cựu chiến binh thăm lại TPHCM...

0
(SGTT) - Các cựu chiến binh sẽ có dịp thăm lại những địa danh lịch sử như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi,...

Lễ cầu mưa trên đỉnh Chư Tao Yang của người Jrai...

0
(SGTT) - Lễ cầu mưa “Yang Pơtao Apui” ở làng Plei Ơi, Gia Lai là nghi lễ của người Jrai, gắn liền với truyền...

Về Bắc Ninh ghé thăm đền Đô – nơi thờ 8...

0
(SGTT) - Đền Đô là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền...

Lễ hội đền Thánh Nguyễn là Di sản Văn hóa phi...

0
(SGTT) - Vừa qua, ngày 6-4, tại Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Thánh Nguyễn (xã Tiến Thắng, huyện Gia Viễn,...

Dấu ấn kiến trúc Đông – Tây độc đáo của lăng...

0
(SGTT) - Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là công trình đặc biệt trong hệ thống lăng vua triều Nguyễn, kết hợp giữa kiến trúc...

Kết nối