Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024

Nhiều địa phương đã sẵn sàng nguồn cung hàng hóa cho dịp Tết 2025

(SGTT) - Cùng với việc bình ổn giá hàng hóa, ngành công thương các tỉnh, thành như TPHCM, Hà Nội, An Giang và doanh nghiệp đã lên kế hoạch tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, đồng thời, chuẩn bị lượng hàng hóa cho dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Khách hàng mua sắm tại một siêu thị. Ảnh: TL

TTXVN đưa tin, là địa phương tiên phong trong thực hiện bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương TPHCM cho biết, chương trình bình ổn năm nay có nhiều doanh nghiệp tham gia hơn năm ngoái. Ngoài ra, về hàng hóa, doanh nghiệp còn bổ sung nhiều nhóm khác như muối, nước uống vào nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Bên cạnh việc kiểm tra và kiểm soát thị trường hàng hóa phục vụ Tết, sở còn phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng và hệ thống phân phối trên địa bàn để đàm phán các chính sách chiết khấu ưu đãi, giúp giảm áp lực tăng giá, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu trong tháng cao điểm Tết.

Ở tỉnh An Giang, toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp chủ lực đã đăng ký tham gia bình ổn thị trường, tăng hơn 53% so năm 2023. Bên cạnh đó có 444 cửa hàng ở địa phương. Tổng số tiền dự trữ hơn 4.500 tỉ đồng. Dự kiến, doanh nghiệp sẽ cung ứng gần 6.900 tấn gạo, hơn 1.300 tấn thịt heo, gần 1,5 triệu trứng gia cầm…

Tại tỉnh Tây Ninh, địa phương cũng có kế hoạch bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2024 và Tết Ất Tỵ 2025. Danh mục hàng hóa này gồm nhóm lương thực, thực phẩm thiết yếu và nhóm nhiên liệu. Tổng trị giá hàng hóa dự trữ đáp ứng nhu cầu thị trường trong 1 tháng khoảng 260 tỉ đồng. Trong đó, nhóm hàng hóa huy động tăng cường trong dịp Tết chiếm khoảng 30-35% nhu cầu thị trường như bánh mứt, kẹo phục vụ Tết và rượu, bia, nước giải khát.

Tại địa bàn Hà Nội, để đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cao điểm Tết năm 2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.

Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương tiếp tục phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước; tiếp tục phối hợp với bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong dịp cao điểm lễ, Tết. Bên cạnh đó là phối hợp với các bộ ngành trong việc tham mưu điều hành giá mặt hàng do nhà nước quản lý giá; trong đó, có mặt hàng xăng dầu.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nguồn cung hàng hóa Tết ổn định tại các thành phố...

0
(SGTT) - Tại TPHCM, mặt hàng trong chương trình bình ổn thị trường chiếm thị phần từ 25-43% trên thị trường, đồng thời, những...

TPHCM: Siêu thị, chợ tấp nập những ngày cận Tết

0
(SGTT) – Theo ghi nhận của Kinh tế Sài Gòn Online, sau khi đưa ông Táo và tạm gác các công việc hằng ngày,...

Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỉ đô la,...

0
(SGTT) - Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt hơn 322 tỉ đô la, giảm 5,9% so...

Việt Nam xuất siêu gần 10 tỉ đô la Mỹ

0
Năm tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 262,5 tỉ đô la Mỹ....

Bán lẻ có mức tăng trưởng cao nhất so với cùng...

0
Theo Tổng cục thống kê, 5 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so...

Hàng bình ổn giá trong dự thảo Luật Giá sửa đổi...

0
Trong tờ trình Quốc hội, so với luật hiện hành, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã bổ sung thịt heo và sữa cho...

Kết nối