Thứ tư, Tháng tư 2, 2025

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì lừa đảo trực tuyến trong năm 2024

(SGTT) - Theo báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024 do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện, tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỉ đồng.

Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỉ đồng do lừa đảo trực tuyến. Ảnh minh họa

Hôm nay (16-12), Ban Công nghệ thuộc Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã công bố báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024. Khảo sát được thực hiện ở khu vực người dùng cá nhân, theo hình thức trực tuyến, từ ngày 28-11 đến 14-12, thu hút trên 59.000 người tham gia, TTXVN đưa tin.

Theo khảo sát, cứ 220 người dùng thì sẽ có một người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%. Tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỉ đồng.

Thực tế cho thấy số nạn nhân bị lừa đảo lớn nhưng số có thể lấy lại được tiền rất nhỏ. Khi bị mắc bẫy lừa đảo, dù 88,98% người dùng cho biết họ đã ngay lập tức cảnh báo, trao đổi với người thân bạn bè, nhưng chỉ có 45,69% người được hỏi trả lời có báo cáo với cơ quan chức năng. Đây là tỷ lệ khá thấp.

Một số hình thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tại Việt Nam trong năm 2024. Ảnh: NCA

Hình thức tấn công người dùng của các đối tượng lừa đảo rất đa dạng và tinh vi. Trong đó ba hình thức phổ biến nhất năm 2024 là dụ dỗ người dùng tham gia các chiêu trò đầu tư giả, hứa hẹn lợi nhuận cao; giả mạo danh tính cơ quan, tổ chức; lừa thông báo trúng thưởng, khuyến mãi lớn.

Bên cạnh các kịch bản tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như công nghệ trí tuệ nhân tạo deepfake để tạo video, giọng nói giả mạo nhằm xây dựng lòng tin từ nạn nhân; ứng dụng công cụ tự động (chatbot) để giao tiếp liên tục với nạn nhân; dùng phần mềm chuyên dụng trên máy tính để thực hiện cuộc gọi viễn thông, tiếp cận nhiều người cùng lúc…

Theo các chuyên gia của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain)... Các mã độc sẽ có khả năng tự nâng cấp, công nghệ deepfake được cải tiến và các công cụ AI tạo sinh khác sẽ giúp kẻ xấu tạo nội dung giả mạo khó lường hơn. Vì vậy, người dùng cá nhân cần trang bị kiến thức, sử dụng các công cụ bảo mật tiên tiến và cẩn trọng hơn trong việc chia sẻ thông tin trên không gian mạng.

Hoài Hương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cảnh giác với chiêu lừa đảo mới ‘hoàn trả học phí’

0
(SGTT) - Thời gian gần đây, sau khi có thông tin tất cả học sinh trên cả nước sẽ được miễn học phí, đã...

Cảnh báo lừa đảo về cài đặt ứng dụng tích hợp...

0
(SGTT) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo cài...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới: kiểm soát điện thoại...

0
(SGTT) - Một số kẻ gian cố tình nhập sai mật khẩu khiến tài khoản người dùng bị khóa, sau đó đóng vai nhân...

Những chiêu trò lừa đảo xuất hiện dịp đầu xuân

0
(SGTT) - Điện thoại bị kiểm soát từ số tài khoản ngân hàng; xem bói, giải hạn trực tuyến hay mạo danh nhà mạng...

Người dân cảnh giác trộm cắp, lừa đảo sử dụng công...

0
(SGTT) - Vừa qua, Công an TPHCM đã phát cảnh báo người dân về các loại tội phạm thường xảy ra vào dịp Tết...

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách...

0
(SGTT) - Tổng công ty điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, hiện nay, trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung...

Kết nối