Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

Người lao động đi đến TPHCM làm việc trong tình hình mới như thế nào?

UBND TPHCM vừa có văn bản chấp thuận phương án của Sở Giao thông Vận tải về tổ chức vận chuyển người lao động đến thành phố làm việc trong tình hình mới, với ba phương thức vận chuyển theo hai giai đoạn. Phương án này cũng được TPHCM gửi đến các tỉnh, thành phố để đề nghị phối hợp thực hiện.
Trong tháng 10, người lao động muốn đi đến TPHCM làm việc phải đi trên phương tiện do đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động tổ chức hoặc thông qua đầu mối tổ chức là các ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp. Trong ảnh minh họa là dòng phương tiện lưu thông trên đường phố TPHCM ngày 1-10. Ảnh: Minh Hoàng

Việc vận chuyển người lao động đến TPHCM được chia thành ba phương thức

Phương thức thứ 1 là đơn vị sử dụng lao động tự tổ chức. Đơn vị (doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển công nhân) gửi phương án vận chuyển đến các cơ quan đầu mối là UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện; Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, các Ban Quản lý dự án… để rà soát, tổng hợp gửi Sở Giao thông Vận tải thành phố xem xét tổ chức triển khai.

Phương tiện vận chuyển là xe ô tô trên 10 chỗ có đăng ký kinh doanh, chi phí vận chuyển do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.

Sở Giao thông Vận tải thành phố cấp giấy nhận diện có mã QR (QR Code) cho phương tiện; thông báo đến các tỉnh, thành phố kế hoạch vận chuyển.

Các phương tiện vận chuyển tập kết tại Bến xe miền Đông hoặc Bến xe miền Tây khi vào TPHCM. Sau đó, người lao động di chuyển từ bến xe về nơi cư trú hoặc nơi lưu trú bằng xe taxi đã được Sở Giao thông Vận tải cấp phép hoặc phương tiện trung chuyển đã được doanh nghiệp đăng ký trong phương án.

Phương thức thứ 2, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao làm đầu mối tổng hợp nhu cầu của các đơn vị đang hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao; phối hợp với đơn vị vận tải hành khách xây dựng kế hoạch vận chuyển, gửi Sở Giao thông Vận tải xem xét cấp giấy nhận diện có mã QR và thông báo đến các tỉnh, thành phố kế hoạch vận chuyển.

Các phương tiện vận chuyển chỉ được trả khách tại địa điểm đã đăng ký trong kế hoạch, chi phí do đơn vị sử dụng lao động tự chi trả hoặc thỏa thuận với người lao động.

Phương thức thứ 3, tổ chức tuyến vận tải hành khách cố định xuất phát từ bến xe khách liên tỉnh của các tỉnh, thành phố đến Bến xe miền Đông và Bến xe miền Tây, với tần suất hoạt động tối đa 4 chuyến/ngày/tuyến.

Các đơn vị kinh doanh vận tải theo tuyến cố định đảm nhận khai thác trên từng tuyến do Sở Giao thông Vận tải TPHCM thống nhất với Sở Giao thông Vận tải tỉnh, thành phố liên quan và cấp giấy nhận diện QR Code cho phương tiện trước khi thực hiện kế hoạch vận chuyển. Chi phí vận chuyển tính theo giá vé do doanh nghiệp kinh doanh vận tải kê khai, niêm yết theo quy định.

Thời gian triển khai

Giai đoạn 1 sẽ thực hiện từ ngày 1-10 đến 31-10, hoạt động vận chuyển bằng đường bộ theo các phương thức 1 và phương thức 2.

Giai đoạn 2 sẽ triển khai hoạt động vận chuyển thêm phương thức 3 khi có kế hoạch, phương án hoạt động đường bộ liên tỉnh của Bộ Giao thông Vận tải.

Riêng phương thức vận chuyển người lao động bằng đường sắt và đường hàng không sẽ thực hiện theo kế hoạch, phương án của Bộ Giao thông Vận tải.

Để được vận chuyển, doanh nghiệp, phương tiện, người điều khiển, người phục vụ phải đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố; đồng thời phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Đối với người lao động, khi mua vé và lên phương tiện phải xuất trình bản chính giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trong vòng 72 giờ); giấy xác nhận đã được tiêm một mũi vắc-xin đã được 14 ngày hoặc giấy xác nhận là người khỏi bệnh Covid-19 của cơ quan có thẩm quyền.

Y.Minh

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có đất...

0
(SGTT) - Nhằm cụ thể hóa các nội dung về Luật Đất đai 2024, UBND TPHCM vừa ban hành quy định mức hỗ trợ...

Điểm bất cập trong quyết định tắt số giây đếm ngược...

1
(SGTT) - Trung tâm Quản lý giao thông đô thị thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM bắt đầu thí điểm không đếm ngược...

Vẫn chưa mở được ‘nút thắt’ thiếu cát

0
(SGTT) - Các công trình giao thông trọng điểm ở phía Đông và miền Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục bị thiếu cát. Thiếu...

TPHCM lập đề án thu phí ô tô vào nội đô

0
(SGTT) - Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) cho biết, sở này sẽ trình UBND TPHCM chủ trương cho phép xây dựng đề...

Cấm ô tô, xe máy rẽ trái từ Mai Chí Thọ...

0
(SGTT) - Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) cho biết,...

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẵn sàng thông xe...

0
(SGTT) - Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài gần 79km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã...

Kết nối