(SGTT) - Sáng ngày 11-7, tại Miếu Âm hồn (thành phố Huế), Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Âm hồn tưởng nhớ những nghĩa sĩ và đồng bào đã tử vong trong sự kiện thất thủ Kinh đô Huế 138 năm về trước.
Đàn Âm hồn được triều đình nhà Nguyễn lập năm 1894, dưới triều vua Thành Thái. Ảnh: Hoàng LêĐây là nơi thờ tự, cúng tế vong linh các quan viên, binh lính, đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ kinh đô Huế. Ảnh: Hoàng LêLễ vật ngoài tam sanh (trâu, dê, lợn), giấy tiền vàng mã, trái cây... bao giờ cũng phải có đĩa cơm nắm, ấm nước chè xanh. Ảnh: Hoàng LêTheo tục lệ của người xưa, một đống lửa lớn được đốt trong khuôn viên đàn tế trước. Người Huế quan niệm, xưa kia nhiều người dân chạy giặc rớt xuống ao, hồ chết nước nên cần lửa để sưởi ấm. Ảnh: Hoàng LêLễ tế đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố thất thủ kinh đô được tái hiện theo đúng như nghi thức dưới triều Nguyễn. Ảnh: Hoàng LêLễ hội đề cao giá trị nhân văn, mang nặng nghĩa tình đồng bào. Ảnh: Hoàng LêKhông gian đàn tế Âm hồn được bố trí trang trọng, người tham gia lễ tế phải mặc áo dài trang nghiêm Ảnh: Hoàng LêLễ tế đàn Âm hồn gồm các nghi lễ: Lễ Quán tẩy, lễ Thướng hương, lễ Sơ hiến tửu (dâng rượu lần đầu), lễ Đọc chúc, lễ Hành Á hiến (dâng rượu lần thứ hai), lễ chung hiến (dâng rượu lần thứ ba), lễ Dâng trà và lễ Hóa văn tế. Ảnh: Hoàng LêSau lễ tế đàn, người dân ở kinh thành Huế và vùng phụ cận sẽ làm mâm cỗ cúng tưởng nhớ những người đã khuất. Lễ cúng sẽ diễn ra cho đến hết tháng 5 Âm lịch. Ảnh: Hoàng Lê