Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Người ‘biến’ vỏ xe phế thải thành vật dụng có ích cho đời

(SGTT) – Từ vỏ xe phế thải tưởng chừng như bỏ đi, ông Nguyễn Văn Định đã đúc chúng thành những chậu đựng hoặc vật dụng hữu ích trong gia đình, cuộc sống.
Ông Định đang đúc vỏ xe phế thải thành vật có ích trong cuộc sống. Ảnh: Hòa Vang

Trò chuyện tại nơi làm việc, ông Định (48 tuổi, trú tại 290 khối Bà Hà, thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cho hay nghề đúc chậu (máng ăn) bằng vỏ xe phế thải đã truyền qua bốn đời, đến nay ông là truyền nhân đang tiếp tục duy trì.

Cụ thể, hơn 40 năm qua, ông đã miệt mài tạo ra hàng trăm ngàn sản phẩm như dép, giày, găng tay, máng ăn, ghế, dù che… Tất cả đều từ chất liệu cao su được ông xử lý từ vỏ xe cũ mua lại với mức giá thấp.

Tùy vào mỗi vật dụng mà ông có cách xử lý khác nhau, ví dụ như máng ăn gia súc thì cần dụng cụ chuyên dụng cắt vỏ xe làm hai theo hình tròn, chiều kim đồng hồ. Sau khi cắt, gia công thêm một số chi tiết để làm thành máng.

“Sản phẩm tái chế của tôi có khoảng 15 kích cỡ lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Theo đó, giá bán tính theo chậu là 80.000 đồng (nhỏ), 120.000 đồng (lớn), 200.000 đồng (đặc biệt)”, ông Định chia sẻ.

Tùy vào khuôn cũ của vỏ phế thải mà ông làm thành vật dụng tương ứng. Ảnh: Hòa Vang

Được biết, mỗi chậu ông tốn trung bình 1-2 giờ gia công, mỗi ngày làm ra khoảng 5 sản phẩm. Đặc biệt, ông nhận bảo hành 3 năm, có hư hỏng khách hàng cứ mang lại sửa.

Do chỗ làm nằm trên trục đường QL46 lớn, mật độ giao thông đông bởi người dân di chuyển đến nhiều nơi trong Nghệ An nên sản phẩm của ông cũng nhận được nhiều sự quan tâm. “Sau khi trừ hết chi phi, thu nhập mỗi ngày của tôi khoảng 400.000 đồng”, ông nhấn mạnh.

Máng ăn cho gia súc được làm từ vỏ xe phế thải. Ảnh: Hòa Vang

Cũng theo ông Định, như nhiều người khác, nghề gia công các vật dụng từ vỏ xe cũng vất vả rủi ro. Vì vậy, người làm phải hết sức tỉ mẩn, cẩn thận và có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Chỉ cần một cái chậu kém chất lượng đưa ra thị trường thì khách hàng sẽ mất niềm tin. Cho nên, 40 năm qua, ông vẫn luôn cần mẫn sản xuất hàng trăm ngàn vật dụng chất lượng cho cư dân quanh vùng để giữ nghề của ông cha để lại.

Hòa Vang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cần Thơ trao giải Búa liềm vàng năm 2024 cho 50...

0
(SGTT) - Nhằm khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền...

Gặp người ‘hồi sinh’ cho sách cũ suốt 40 năm ở...

0
(SGTT) - Tiệm đóng sách của ông Võ Văn Rạng, 64 tuổi, dường như quá quen thuộc với những người đam mê sách cũ...

Phát động cuộc thi ảnh, video ‘Việt Nam hạnh phúc’ năm...

0
(SGTT) - Nhằm lan tỏa vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, ngày 20-3-2024, Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và...

‘Làm người’ có nghĩa là gì?

0
(SGTT) - Đó là câu hỏi mà tôi hay đặt ra cho học trò và với cả riêng mình khi cùng các em tiếp...

Sài Gòn, ngày và đêm

0
(SGTT) - Nghĩ về một năm cũ nhọc nhằn và mùa xuân mới đến, trong tôi vẫn dào lên niềm hy vọng. Sài Gòn...

Bí quyết hạnh phúc có sự khác biệt nào giữa Việt...

0
(SGTT) – Đan Mạch luôn xếp hạng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên, liệu bí quyết hạnh...

Kết nối