Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Nghiên cứu thành lập ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược

Theo thông tư về kết luận của Chính phủ liên quan đến dự thảo chiến lược quốc gia để phát triển ngành dược Việt Nam, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược, trong đó, có sự tham gia của các bộ, ngành và một số cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp lớn.

Một khu của nhà máy sản xuất dược phẩm. Ảnh: T.L

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã ban hành thông tư số 112 về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trong buổi làm việc liên quan đến dự thảo chiến lược quốc gia để phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Bộ Y tế và các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng phòng thí nghiệm chuyên ngành để phục vụ hoạt động nghiên cứu, phát triển thuốc, đồng thời, đề ra những ưu đãi như đất đai, khoa học công nghệ để khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu tham gia đầu tư.

Trong đó, bộ cần lên kế hoạch về đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược, có sự tham gia của các bộ, ngành và một số cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp lớn.

Bộ phận nghiên cứu lên phương án về những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nuôi trồng dược liệu; đặc biệt, phát triển một số lĩnh vực về thuốc dược liệu, y dược cổ truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả ngành thực phẩm chức năng.

Một số lưu ý khác là đơn vị liên quan cần đánh giá tiềm năng, thế mạnh, lựa chọn giải pháp và xác định rõ mục tiêu cho từng công đoạn nhằm đảm bảo tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với năng lực thực tiễn.

Chẳng hạn như khi phát triển thuốc sinh học thì ở lĩnh vực dược liệu, đơn vị cần chú ý đến phát triển vùng nguyên liệu trong sản xuất và cung ứng; lựa chọn hướng đi phù hợp dựa trên cơ sở xác định cụ thể mục tiêu về kinh tế, năng lực thực hiện.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần đánh giá lại khâu sử dụng thuốc, hoạt động dược lâm sàng, đặc biệt là những tác dụng của thuốc đối với sức khỏe; đưa ra chi phí và giải pháp phù hợp.

Nhà nước có những giải pháp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác với các đối tác chiến lược. Trong đó, hợp tác quốc tế được xác định là giải pháp quan trọng để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho ngành dược việt Nam tham gia các chuỗi giá trị của doanh nghiệp dược trong và ngoài nước.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bệnh án điện tử: chậm triển khai vì vướng về kinh...

0
(SGTT) - Dù mang lại nhiều lợi ích lớn nhưng việc triển khai bệnh án điện tử đang bị chậm so với lộ trình...

Chuyển đổi ‘chứng chỉ’ hành nghề y sang ‘giấy phép’ hành...

0
Một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi là thay thế tên gọi của...

Ghi nhận các ca ‘nhiễm vi khuẩn ăn thịt người’ tại...

0
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngày 4-9, bệnh viện điều trị cho 2 ca mắc bệnh Whitmore (thường gọi...

TPHCM: Hơn 50.600 người cao tuổi được khám sức khỏe trong...

0
Tính đến ngày 31-8-2024, ngành Y tế TPHCM đã khám sức khỏe và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh...

Nhiều ý kiến về quy định bán thuốc qua mạng

0
(SGTT) - Xoay quanh việc kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, một số đại biểu Quốc hội đề nghị ban...

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ khi WHO...

0
Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh Mpox (trước đây gọi là bệnh đậu mùa khỉ) là tình...

Kết nối