Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

Ngày Quốc khánh, ngắm nhìn một số cột mốc nổi tiếng ở Việt Nam

Cột cờ Lũng Cú, cột mốc biên giới A Pa Chải, mũi Sa Vĩ hay mũi Cà Mau… là một số cột mốc nổi tiếng ở Việt Nam mà nhiều du khách mong muốn đặt chân đến một lần.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang

Ảnh: Nhóm Hà Giang Trẻ

Với độ cao khoảng 1.700 mét so với mực nước biển, trên đỉnh núi Rồng của xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cột cờ Lũng Cú nổi bật từ xa với lá cờ đỏ sao vàng, tung bay trong gió. Từ đỉnh cột cờ, du khách có thể ngắm trọn khung cảnh thiên nhiên bên dưới, cùng cảm xúc thiêng liêng khi "chạm" nơi địa đầu tổ quốc.

Cột mốc biên giới A Pa Chải, Điện Biên

Ảnh: Thái Phương/VOV5

Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (mốc ngã ba biên A Pa Chải) nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển, thuộc bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Ðiện Biên Phủ khoảng 270km. Đây được xem là điểm cực Tây của Tổ quốc.

Mũi Sa Vĩ, Quảng Ninh

Ảnh: T.T

Sa Vĩ là địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh mà bất cứ ai cũng không muốn bỏ qua. Đây là điểm đánh dấu địa đầu cực Đông Bắc của đất nước. Ngay gần với Mũi Sa Vĩ là Cụm Thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, đây được xem là “nơi đặt nét bút đầu tiên để vẽ nên bản đồ hình chữ S” của nước ta.

Cột mốc Ngã ba Đông Dương, Kon Tum

Ảnh: Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Kon Tum

Là một điểm tiếp giáp giữa ba nước Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Campuchia và Lào, ngã ba Đông Dương dần trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách khám phá. Theo Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Kon Tum, ngã ba Đông Dương nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Tại đây đã xây dựng một cột mốc chung giữa ba nước nằm trên ngọn núi cao khoảng 1.086m so với mực nước biển.

Mũi Điện, Phú Yên

Ảnh: Thi Ân

Di tích thắng cảnh quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nằm ngay trên đường ven biển thành phố Tuy Hòa - Vũng Rô. Địa danh này là nơi du khách có thể trải nghiệm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Cột mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh, Cà Mau

Ảnh: Nguyễn Phong

Cột mốc Đường Hồ Chí Minh – điểm cuối Cà Mau km2436 là điểm đến du lịch đánh dấu “điểm cuối cùng” trên chuyến hành trình trải dài từ Pắc Bó – Cao Bằng (điểm đầu) đến Đất Mũi – Cà Mau (điểm cuối), đi qua 28 tỉnh, thành phố.

Mốc tọa độ quốc gia GPS0001, Cà Mau

Ảnh: Nguyễn Phong

Cột mốc tọa độ quốc gia tại GPS0001 (cây số 0), một trong bốn điểm cực đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền.

Điểm cực Nam - mũi Cà Mau với biểu tượng con thuyền hướng ra biển. Ảnh: Nguyên Phong

Hình tượng con tàu tại Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau cũng là một trong những "cột mốc" nổi tiếng. Đây là địa điểm quen thuộc mà mỗi du khách đến với Đất Mũi đều không thể bỏ qua để chụp ảnh lưu niệm, ghi lại những khoảnh khắc đánh dấu chuyến hành trình đến Đất Mũi.

Đăng Huy tổng hợp

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Cổng TTĐT tỉnh Kon Tum

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chuyện cái nhà vệ sinh ở điểm đến hàng đầu Đông...

0
(SGTT) - Năm 2023, tôi bất ngờ khi đọc được tin tức “Malaysia là địa điểm du lịch quốc tế hàng đầu Đông Nam...

Khám phá 9 khu du lịch quốc gia ở Việt Nam

0
(SGTT) - Tính đến tháng 5-2024, đã có 9 khu du lịch quốc gia (DLQG) được công nhận, gồm khu DLQG Tuyền Lâm (Lâm...

Lonely Planet gợi ý 13 hoạt động nên làm khi du...

0
(SGTT) - Joe Bindloss, cây viết của Lonely Planet đã chia sẻ những trải nghiệm khám phá ẩm thực, chạy xe máy và tắm...

Chuyện trò du lịch thời nay: Kỳ vọng một năm ‘bay...

0
(SGTT) - Khép lại năm Quý Mão 2023 cũng là năm du lịch Việt Nam từng bước phục hồi và tuy đạt được mục...

Tripadvisor vinh danh 3 điểm đến của Việt Nam

0
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội An là ba điểm đến được xếp hạng ở giải thưởng “Travelers' Choice Best of...

Việt Nam qua góc máy của du khách Thái Lan

0
(SGTT) - Blogger Jatiewpainai đến từ Thái Lan với hơn 1,6 triệu lượt theo dõi trên Facebook vừa có chuyến du lịch Việt Nam...

Kết nối