Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Ngày 25-8: Ghi nhận thêm 12.093 ca mắc mới Covid-19, 7.646 ca khỏi bệnh

(SGTT) – Trong 12.096 ca nhiễm được Bộ Y tế công bố tối 25-8, có 12.093 ca mắc Covid-19 ở 36 tỉnh thành, tăng 1.296 ca so với hôm qua (24-8).

Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm tại TPHCM tăng 667 ca, Bình Dương tăng 501 ca, Đồng Nai giảm 181 ca, Long An tăng 67 ca, Tiền Giang tăng 226 ca.

Con số 12.093 ca được ghi nhận tại TPHCM 5.294 ca, Bình Dương 4.129, Đồng Nai 618, Long An 460, Tiền Giang 319, Đà Nẵng 162, Khánh Hòa 150, Tây Ninh 119, Bình Thuận 106, Hà Nội 96, Nghệ An 95, Đồng Tháp 93, Cần Thơ 90, Bà Rịa - Vũng Tàu 75, An Giang 50, Đăk Lăk 40, Cà Mau 28, Phú Yên 27, Trà Vinh 24, Kiên Giang 23, Bình Định 18, Hà Tĩnh 15, Quảng Nam 9, Bạc Liêu và Bình Phước 7, Ninh Thuận 6, Vĩnh Long và Đăk Nông 5, Sơn La, Hậu Giang, Sóc Trăng đều 4, Thanh Hóa và Bắc Ninh 3, Thái Bình và Quảng Ngãi 2, Quảng Bình chỉ 1 ca. Ngoài ra, 7.321 là số ca mắc trong cộng đồng.

Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 377.245 ca, trong đó có 167.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Năm tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.

Về điều trị, 7.646 người được công bố khỏi bệnh trong ngày 25-8. Tổng số ca được điều trị khỏi là 169.921 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 749. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 27.

Tổng số ca tử vong do tại Việt Nam tính đến 25-8 là 9.349 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).

Về tiêm chủng, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 18.095.473 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.056.222 liều, tiêm mũi 2 là 2.039.251 liều.

TPHCM kiến nghị cơ sở y tế tư nhân được thu phí điều trị bệnh nhân Covid-19

Theo Thanhnien.vn, ngày 24-8, UBND TPHCM đã có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19. Cơ sở y tế tư nhân đề nghị cho phép thu giá dịch vụ khám và điều trị Covid-19.

Cụ thể, UBND TPHCM cho biết qua khảo sát và trao đổi ý kiến của các cơ sở y tế tư nhân, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế... cũng như định mức sử dụng, chi phí cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt.

Cơ sở y tế tư nhân mua sắm không qua đấu thầu nên giá mua sắm một loại thuốc, vật tư y tế... cao hơn so với giá mua của các cơ sở y tế công lập; lương của các nhân viên y tế tại cơ sở y tế tư nhân cao hơn... Từ thực tế trên, việc ngân sách nhà nước chi trả theo chi phí thực tế phát sinh cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân gặp khó khăn.

Trường hợp chi trả theo mức chi phí phát sinh như tại cơ sở y tế công lập thì cơ sở y tế tư nhân không duy trì được. Trường hợp chi trả theo mức chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở y tế tư nhân sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực và cũng không có cơ sở để thực hiện khi cùng sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho công tác điều trị nhưng chi phí khác nhau giữa cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân.

Vì vậy, các cơ sở y tế đề nghị cho phép cơ sở y tế tư nhân được thu giá dịch vụ khám và điều trị bệnh nhân Covid-19.

Robot đưa cơm, trò chuyện với F0

Theo Vnexpress, robot Vibot của nhóm cán bộ, nghiên cứu phát triển robot thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự đã được triển khai hai tuần nay tại khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện dã chiến số 7 (do Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng phụ trách).

Tại đây, robot Vibot mang 60 suất ăn, chạy dọc hành lang Bệnh viện dã chiến số 7, cất giọng "mời bệnh nhân phòng số 2 ra lấy đồ ăn", khi đến cửa phòng bệnh. F0 lấy xong thức ăn, vẫy tay trước màn hình, robot "xin cảm ơn, tạm biệt" và tiếp tục di chuyển sang phòng khác. Suốt dọc đường đi, robot phát ra tiếng nhạc.

Trong ngày 24-8, robot Vibot đã hỗ trợ đưa khoảng 450 suất cơm và cháo mỗi bữa cho các bệnh nhân từ tầng 5 đến tầng 15 Bệnh viện dã chiến số 7. Vibot phụ trách phát cơm ba bữa mỗi ngày cho các F0, gồm sáng từ 7:00 đến 8:00, trưa từ 11:00 đến 12:30, chiều từ 4:30 đến 6:00. Số đăng ký suất cơm thay đổi từng ngày theo số lượng bệnh nhân điều trị.

Robot phát cơm cho F0 tại Bệnh viện dã chiến số 7. Ảnh: Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Trẻ dưới 16 tuổi tiếp xúc F0 được cách ly tại nhà

Ngày 25-8, Bộ Y tế có văn bản gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố về quy định cách ly phòng, chống Covid-19 đối với trẻ em.

Theo hướng dẫn tại văn bản, trẻ em dưới 16 tuổi là người Việt Nam, có tiếp xúc gần với ca mắc Covid-19 (diện F1) sẽ thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối; tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày tiếp theo.

Cha/mẹ/người chăm sóc được ở cùng với trẻ trong nơi cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Tuy nhiên phải có cam kết tự nguyện cách ly cùng trẻ, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Bộ Y tế yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm cho trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc theo quy định về cách ly tại nhà. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Yêu cầu về cách ly tại nhà thực hiện theo quy định tại Công văn số 559 ngày 14-7-2021 của Bộ Y tế. Trường hợp nhà ở, nơi lưu trú không đáp ứng đủ điều kiện hoặc trẻ em không có nơi lưu trú thì chính quyền địa phương chịu trách nhiệm bố trí, sắp xếp cách ly phù hợp.

Việt Nam đạt thỏa thuận mua thêm 20 triệu liều vắc-xin Pfizer

Theo Zing.vn, Pfizer/BioNTech đã ký thỏa thuận với Bộ Y tế Việt Nam để cung cấp thêm 20 triệu liều vắc-xin Covid-19, dự kiến được giao trong năm 2021.

Việc phân phối vắc-xin tại Việt Nam sẽ do Bộ Y tế chủ trì, thông tin từ Pfizer cho biết. Như vậy, tổng số liều do công ty cung cấp cho Việt Nam theo thỏa thuận cung cấp hiện có được nâng lên 51 triệu liều.

Theo công ty Pfizer, những liều vắc-xin bổ sung sẽ giúp chính phủ Việt Nam đảm bảo việc tiếp cận vắc-xin rộng rãi cho người dân nhằm chống lại đại dịch Covid-19. "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan chính phủ và cam kết giao vắc-xin, nhằm giúp triển khai vắc-xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia được suôn sẻ", đại diện Pfizer cho biết.

Minh Thảo tổng hợp

Chương trình “Saigon Times – Nối vòng tay lớn” với chủ đề “Đồng hành chống dịch” được phát động vào ngày 2-6-2021. Với vai trò là cầu nối, Kinh tế Sài Gòn tiếp tục kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm để cùng chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Chương trình sẽ nhận hiện kim, vật phẩm từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và sau đó sẽ trao tặng lại cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong các vùng dịch tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Xem chi tiết tại đây.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Kết nối