(SGTT) - Theo Bộ Y tế, trong số 5.357 ca mắc mới của ngày 21-7, có 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca ghi nhận trong nước, trong đó 1.081 ca được phát hiện trong cộng đồng. Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 68.177 ca mắc. Bắt đầu từ ngày 22-7, TPHCM sẽ vận hành tiêm vắc-xin đợt 5 với 615 điểm tiêm, 120 người/ngày/điểm.
Trong ngày 21/7 có 5.357 ca mắc mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 5.343 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3556), Bình Dương (964), Đồng Nai (170), Đồng Tháp (109), Tiền Giang (65), Long An (60), Hà Nội (42), Vĩnh Long (39), Khánh Hoà (38), Bến Tre (35), Cần Thơ (32), Tây Ninh (30), Phú Yên (26), Ninh Thuận (22), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Vĩnh Phúc (18), Đắk Lắk (17), Bình Phước (12), Kiên Giang (12), Trà Vinh (10), Hậu Giang (9), Bình Định (8 ), Bình Thuận (7), Hà Giang (6), Quảng Ngãi (6), Sóc Trăng (6), Nghệ An (5), Lâm Đồng (5), Đắk Nông (4), Bắc Ninh (4), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1) trong đó có 1.081 ca trong cộng đồng.
- F0 nào có thể cách ly tại nhà?
- Phát hiện mang thai sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, xử lý thế nào?
- Chính phủ cho phép các địa phương có thể áp dụng biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 16
5.343 ca Covid-19 trong ngày 21-7, TPHCM 3.556 bệnh nhân
Trong ngày 21-7 có 5.343 ca ghi nhận trong nước bao gồm tại TPHCM (3.556), Bình Dương (964), Đồng Nai (170), Đồng Tháp (109), Tiền Giang (65), Long An (60), Hà Nội (42), Vĩnh Long (39), Khánh Hoà (38), Bến Tre (35), Cần Thơ (32), Tây Ninh (30), Phú Yên (26), Ninh Thuận (22), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Vĩnh Phúc (18), Đắk Lắk (17), Bình Phước (12), Kiên Giang (12), Trà Vinh (10), Hậu Giang (9), Bình Định (8 ), Bình Thuận (7), Hà Giang (6), Quảng Ngãi (6), Sóc Trăng (6), Nghệ An (5), Lâm Đồng (5), Đắk Nông (4), Bắc Ninh (4), Hưng Yên (3), Lạng Sơn (2), Gia Lai (1), Phú Thọ (1), Thanh Hóa (1) trong đó có 1.081 ca trong cộng đồng.
Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 68.177 ca mắc. Trong đó, 2.099 bệnh nhân nhập cảnh và 66.078 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước từ 27-4 đến nay là 64.508, trong đó, 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Bộ Y tế cho biết đang tích cực chuẩn bị các phương án về cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị, đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hiếm vật tư, thiết bị y tế, đặc biệt là oxy.
Với các đơn vị đã và đang cung ứng cho bệnh viện, cơ sở y tế tại TPHCM và những tỉnh phía Nam, địa phương có dịch, Bộ yêu cầu phối hợp chặt chẽ, lên phương án vận chuyển, không để đứt gãy nguồn cung, ưu tiên tối đa cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Từ ngày 22-7, TPHCM tiêm vắc-xin đợt 5 với 615 điểm tiêm
Theo Tuổi Trẻ, toàn TPHCM sẽ vận hành 615 điểm tiêm, với 120 người/ngày/điểm tiêm. Mỗi phường, xã sẽ tổ chức ít nhất 2 điểm tiêm. Tùy theo tình hình ổn định sẽ tăng số lượng lên 200 người/điểm tiêm/ngày. Nếu tiến độ đảm bảo thì khoảng trong 2 tuần, TPHCM tiêm xong 930.000 liều.
Các điểm tiêm đều bố trí các tổ cấp cứu túc trực để đảm bảo xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra. Các nơi phong tỏa sẽ không tổ chức tiêm, nhưng ngay khi gỡ phong tỏa sẽ lập tức tổ chức tiêm cho người dân.
Đối tượng được tiêm vắc-xin trong đợt này ưu tiên cho những người mắc các bệnh nền (bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường), người trên 65 tuổi; người thuộc diện chính sách, có công và đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế, người làm việc trong cơ sở y tế, ngành y tế; người tham gia trực tiếp phòng chống dịch (thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, tình nguyện viên, phóng viên...).
Việt Nam chính thức sản xuất thử nghiệm vắc-xin Sputnik V
TPHCM chỉ còn 32 chợ truyền thống hoạt động
Hôm nay, toàn TPHCM có 205/237 chợ (gồm 3 chợ đầu mối) đã ngưng hoạt động nên Sở Công Thương đã ra công văn khẩn hướng dẫn tổ chức chợ an toàn.
Theo Sở Công Thương TPHCM, từ ngày 16-7 đến nay có 9 chợ sau khi tạm ngưng để thực hiện công tác phòng, chống dịch (như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết...) đã khôi phục hoạt động. Đó là các chợ Nguyễn Tri Phương, An Đông (quận 5); chợ Bình Thới, Phú Thọ (quận 11); chợ Kiến Thành (quận Bình Tân); chợ Tân Đoàn Việt, chợ Bà Lát, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, chợ Qui Đức (huyện Bình Chánh). Như vậy, hiện toàn TPHCM chỉ còn 32 chợ truyền thống đang hoạt động (bao gồm 9 chợ mới mở cửa nêu trên).
Mới đây, để các chợ truyền thống có thể hoạt động trở lại an toàn, Sở Công Thương có công văn hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm hướng dẫn công tác tổ chức an toàn.
Hiệp Trần tổng hợp