Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp ứng phó xâm nhập mặn

(SGTT) - Nhận định một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cục bộ ở vụ đông xuân 2023-2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của tình trạng trên. Trong đó, địa phương cần bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước; nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, trữ ngọt…
Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản về việc thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, hướng đến phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2023-2024, TTXVN đưa tin.

Một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cục bộ ở vụ đông xuân 2023-2024. Chẳng hạn như ở Hậu Giang, mặn trong khoảng nửa đầu tháng 2 trên sông Hậu biển Đông sẽ ảnh hưởng đến huyện Châu Thành và thành phố Ngã Bảy. Độ mặn cao nhất từ 1-2,2‰. Cùng với đó, xâm nhập mặn triều biển Tây trên sông Cái Lớn, kênh Chắc Băng xâm nhập vào các sông, rạch trong tỉnh từ ngày 4 đến 8-2 với nồng độ cao nhất từ 0,5-3,5‰.

Như vậy, khoảng 100.000 héc-ta cây ăn trái, khu vực nuôi trồng thủy sản và diện tích lúa đông xuân của tỉnh sẽ chịu tác động của tình trạng này.

Cũng theo TTXVN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND các tỉnh, thành rà soát kế hoạch tổng thể về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023-2024, lưu ý đến nguy cơ ảnh hưởng đến từng vùng cụ thể để có phương án giải quyết. Địa phương kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi thường xuyên, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất.

Cơ quan này cũng đề nghị địa phương bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với khả năng nguồn nước; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ phát triển theo số lượng thành chất lượng; nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt; thực hiện các giải pháp tưới cho lúa, cây ăn trái sao cho tiết kiệm nước.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Miền Bắc sẽ có các đợt rét đậm, rét hại kéo...

0
(SGTT) - Từ tháng 12-2024 đến tháng 2-2025, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh và gây ra các đợt rét đậm,...

Bảy giải pháp để ĐBSCL vượt qua những thách thức về...

0
(SGTT) - ĐBSCL, nơi mỗi năm có thể nhận xấp xỉ 450 tỉ mét khối nước ngọt trước khi đổ ra biển đã phải...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Thủ phủ dừa Bến Tre ‘gồng mình’ chống chọi với xâm...

0
(SGTT) - Mặc dù giá dừa đang tốt hơn năm trước nhưng tình hình hạn mặn, mùa khô kéo dài đã khiến năng suất...

Xâm nhập mặn khu vực Nam bộ tăng cao trong tháng...

0
(SGTT) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, những đợt xâm nhập mặn tăng cao ở khu vực...

Kết nối