Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Ngắm ‘vịnh Hạ Long trên cạn’ tại ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam

(SGTT) - Chùa Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km. Hiếm có một ngôi chùa nào tại Việt Nam có vị thế đẹp như chùa Tam Chúc khi lưng tựa núi, mặt hướng thuỷ, phía sau là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc với những quả núi tạo nên khung cảnh hoang sơ, kỳ vĩ như một "vịnh Hạ Long trên cạn".

Quần thể chùa Tam Chúc đang nắm giữ danh hiệu ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích gần 5.000 ha.

Ảnh: Henry Dương

Khu du lịch tâm linh này có tổng diện tích gần 5.000 ha, gồm hồ nước rộng 1.000 ha, núi rừng tự nhiên 3.000 ha, các thung lũng 1.000 ha.

Ảnh: Henry Dương

Tất cả các công trình chính được xây dựng theo trục thần đạo nằm trên một đường thẳng, còn các công trình kiến trúc phụ được tôn tạo cân đối đối hai bên.

Những điểm check-in không thể bỏ qua

Với diện tích rộng lớn, du khách cần ít nhất một ngày để khám phá trọn vẹn ngôi chùa này. Dưới đây là những điểm check-in mà du khách không thể bỏ qua khi viếng thăm chùa Tam Chúc.

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, đình nằm giữa một hồ nước rộng lớn, nơi đây lưu giữ nhiều dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

Ảnh: Henry Dương

Tên gọi chùa Tam Chúc được đặt từ tên gọi làng Tam Chúc trước đây có 50 hộ dân sinh sống. Sau khi ban quản trị quy hoạch lại thành Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc thì người dân được di dời về thị trấn Ba Sao.

Nhà khách Thuỷ Đình

Nhà khách Thủy Đình là nơi đầu tiên mở ra hành trình đến chùa Tam Chúc. Thủy Đình được xây trên mặt hồ, tựa như đóa sen nở rộ, đây là một địa điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Chùa Tam Chúc.

Ảnh: Henry Dương

Bên trong Thủy Đình được bài trí trang nghiêm để đón các đoàn Phật tử về dự lễ, xung quanh là các bức tranh bằng đèn led, giới thiệu tổng quan và mô tả toàn cảnh Chùa Tam Chúc.

Vườn cột kinh

Vườn cột kinh nằm trong khuôn viên của Tam quan nội và điện Quan Âm với hình thể và quy mô đồ sộ, sử dụng đá xanh nguyên khối với kích thước mỗi cột cao 12,5m, nặng 200 tấn, những trụ cột được phục dựng theo phiên bản cột kinh Phật tại Chùa Nhất Trụ, một bảo vật quốc gia ở Hoa Lư, Ninh Bình.

Ảnh: Henry Dương

Dự kiến khi hoàn thành sẽ có số lượng lên đến 1.000 cột kinh Phật, đây được xem là vườn cột kinh lớn nhất thế giới lưu truyền cho hậu thế.

Vườn cột kinh này không chỉ minh chứng cho một nền điêu khắc đá sống động mà còn là hiện thân cho một giai đoạn lịch sử của một dòng chảy văn hóa, tâm linh đến ngàn đời.

Điện Quán Âm

Ảnh: Henry Dương

Tất cả các bức phù điêu trong điện đều được đúc tạc từ đá lấy từ miệng núi lửa Merapi ở Indonesia, dưới bàn tay của các nghệ nhân đảo Java.

Điện Quán Âm là nơi thờ Phật Quán Thế Âm Bồ Tát với những bức phù điêu nói về tấm lòng từ bi, hỉ xả của ngài phổ độ chúng sinh, thể hiện qua các lần Ngài ứng thân phải trải qua vô số kiếp luân hồi để cứu rỗi con người.

Điện Pháp Chủ 

Ảnh: Henry Dương

Điện Pháp Chủ nổi bật với pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Đây là pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối lớn nhất Đông Nam Á.

Điện Tam Thế

Điện Tam Thế có ba tầng mái cong được xây dựng theo lỗi kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam, đây cũng được xem là gian điện Tam Thế lớn nhất Việt Nam.

Với chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², diện tích tầng hầm 2.200m², tại Điện Tam Thế có thể giúp cho 5.000 phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.

Ảnh: Henry Dương

Ngay những bậc tam cấp đi lên chánh điện, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng bức phù điêu được điêu khắc bằng đá khổng lồ như một công trình nghệ thuật rất công phu.

Điện Tam Thế được xem là tòa đại điện lớn nhất và đẹp nhất trong quần thể Chùa Tam Chúc. Bên trong điện thờ ba pho tượng Tam Thế Phật đại diện cho quá khứ - hiện tại và vị lai. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn, phía sau mỗi bức tượng là lá bồ đề dát vàng.

Ảnh: Henry Dương

Đi vòng ra sau lưng tượng ba bức tượng Phật là các bức phù điêu đức Phật ngồi thiền, các bức phù điêu kể về những giai đoạn và bước ngoặt trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ khi Ngài đản sinh, thành đạo, thuyết pháp, cho tới khi nhập Niết Bàn.

Ảnh: Henry Dương

Chùa Ba Sao

Ảnh: Henry Dương

Chùa Ba Sao lưu giữ những dấu tích huyền thoại của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Bên cạnh đó, đây còn là nơi ghi dấu của Thiền sư Nguyễn Minh Không trên bước đường xây dựng Phật cảnh, tu hành và cứu độ nhân thế của Ngài.

Ảnh: Henry Dương

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh là điểm đến cuối cùng trong hành trình chinh phục quần thể Tam Chúc.

Nằm ở độ cao cheo leo, Chùa Ngọc được ví như một “đàn tế trời”, để đến được đây người trải nghiệm cần bách bộ trên 300 bậc thang.

Nhưng thành quả nhận về là du khach sẽ được phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan Chùa Tam Chúc hùng vĩ.

Lịch trình chi tiết hai ngày một đêm

Ngày đầu tiên

9:15 – 11:15: Di chuyển từ Hà Nội đến Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc

11:15 – 11:45: Check-in nhận phòng tại Khách xá Tam Chúc nằm trong quần thể Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc

11:45 – 12:15: Ăn trưa tại nhà hàng trong Khách xá

12:15 – 14:30: Nghỉ trưa

14:30 – 15:30: Trải nghiệm du thuyền trên Hồ Lục Nhạc

15:30 – 16:30: Tham quan các điện thờ tại Tam Chúc: Điện Quán Âm - Điện Giáo Chủ - Điện Tam Thế

16:30 – 18:00: Tham quan và ngắm hoàng hôn tại Chùa Ba Sao - Tam Tinh Tự. Nơi được xây dựng trên nền móng ngôi Chùa cổ hàng nghìn năm tuổi trong quần thể Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc.

18:00 – 19:30: Về Khách xá nghỉ ngơi và ăn tối tại nhà hàng trong Khách xá

19:30 – 20:30: Ngắm Tam Chúc về đêm, kết thúc hành trình ngày đầu tiên.

Ngày thứ hai

6:00 – 7:00: Ngắm bình minh tận hưởng không khí trong lành an yên ở Tam Chúc

7:00 – 8:00: Ăn sáng tại nhà hàng trong khách xá

8:00 – 9:30: Tham quan Chùa Ngọc - Nơi cao nhất để ngắm nhìn toàn cảnh Tam Chúc

9:30 – 10:30: Về Khách xá tham quan chợ quê, vườn kiểng, thác nước đá, giếng Ngọc.

10:30 – 11:30: Đi lòng vòng check-in các điện thờ

11:30 – 12:30: Ăn trưa

12:30 – 13:30: Về phòng nghỉ ngơi, sắp xếp lại hành lý

13:30 – 14:00: Check-out trả phòng. Di chuyển về lại Hà Nội, kết thúc hành trình.

di chuyển

Quần thể chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao. Ảnh: Henry Dương
  • Tiền vé máy bay khứ hồi: TPHCM - HN: 1.720.000 đồng/vé; HN - TPHCM: 1.990.000 đồng/vé
  • Khách sạn ở Hà Nội: 286.000 đồng/đêm
  • Xe khách đi Tam Chúc dao động: 220.000 đồng/khứ hồi/người
  • Vé combo thuyền VIP và ăn trưa: 360.000 đồng/người
  • Khách xá Tam Chúc: 900.000 đồng/đêm
  • Di chuyển trong khuôn viên chùa Tam Chúc:

Để di chuyển vào bên trong Chùa Tam Chúc có hai lựa chọn: Đi xe điện: 90.000 đồng/người; Đi du thuyền: Thuyền thường: 200.000 đồng/vé/người; Thuyền VIP: 240.000 đồng/vé/người

Nếu muốn trải nghiệm cả hai phương tiện di chuyển, khi đi vào chùa, du khách nên chọn đi thuyền và khi ra về chọn đi xe điện. Khi đi thuyền, nếu du khách không muốn chen nhau trên thuyền to vào những dịp cuối tuần đông đúc thì có thể chọn đi thuyền nhỏ cho thoải mái.

ăn uống và lưu trú

Không gian thưởng thức buffet. Ảnh: Henry Dương

Trong khách xá có hai khu vực để ăn uống. Buổi trưa có buffet đồ chay, đồ mặn và tráng miệng thời gian phục vụ từ 10:00- 15:00.

Nếu mua riêng là 150.000 đồng/vé/người, còn mua combo kèm đi thuyền thì chỉ còn 120.000 đồng/vé/người. Combo kèm đi thuyền VIP và ăn trưa là 360.000 đồng/vé/người.

Ảnh: Henry Dương

Phía trước khách xá có khu chợ quê, với các gian hàng ăn bày bán đồ ăn, gian hàng dân gian, ngoài ra còn có quán cà phê An Lạc với tầm nhìn xuống cảnh chùa bên dưới.

Lưu ý: Buổi tối do khuôn viên chùa rộng và các cây bán nước khá xa, nhà hàng không mở xuyên đêm.

Trong chùa có Khách xá để khách có nhu cầu nghỉ lại qua đêm, giá phòng thấp nhất là 900.000 đồng/đêm.

Henry Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về Đồng Nai chiêm ngưỡng tượng Đức Mẹ Núi Cúi

0
(SGTT) - Tọa lạc tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi nổi bật với tượng Đức...

Ngôi chùa 650 năm tuổi, nằm trên ngọn đồi cao nhất...

0
(SGTT) - Wat Phnom là ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, nằm trên đỉnh đồi cao nhất thành phố...

Dấu xưa – Hồn phố: Về thăm gian nhà xưa của...

0
(SGTT) – Tọa lạc tại làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, di tích từ đường Nguyễn Khuyến được...

Hà Nam trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng...

0
(SGTT) - Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel  Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2024...

Về chốn thanh bình nơi chùa Đùng, ngôi cổ tự ngàn...

0
(SGTT) - Tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Địa Tạng Phi Lai tự (tên cổ...

Nét cổ kính của vương cung thánh đường hơn 140 năm...

0
(SGTT) - Nhà thờ Sở Kiện, hay còn gọi là Kẻ Sở, nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam,...

Kết nối