Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024

Năm 2025 sẽ đưa vào khai thác 3.000km đường bộ cao tốc

(SGTT) - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cả nước sẽ đạt và vượt mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác ít nhất 3.000km đường bộ cao tốc.
Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo . Ảnh: Minh Hoàng

Đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 1.000km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên gần 2.100km; các dự án đang thi công với trên 1.700km, chuẩn bị khởi công khoảng 1.400km; các dự án trải dài qua khắp 48 tỉnh thành trên cả nước. Đây là thông tin được Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại lễ phát động thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” diễn ra ngày 18-8.

Baochinhphu.vn đưa tin, Thủ tướng Chính phủ cho rằng cả nước sẽ đạt và vượt mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác ít nhất 3.000km đường bộ cao tốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải, khẳng định các nhà thầu thực hiện các tuyến đường cao tốc cam kết tập trung tối đa thiết bị, nhân lực để hoàn thành và hoàn thành vượt tiến độ 3 – 6 tháng những hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, hoàn thành trước 31-12-2025, góp phần thực hiện mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025.

Trong đó, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, thành phần 3 có tổng chiều dài 48,09km, kế hoạch hoàn thành trong năm 2026, các nhà thầu cam kết rút ngắn tiến độ, hoàn thành trước tháng 31-12-2025.

Riêng tập đoàn Sơn Hải có các gói thầu thuộc dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, thành phần 1, thành phần 3, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo kế hoạch hoàn thành trong năm 2026, nhưng Sơn Hải cam kết hoàn thành trong năm 2025, tổng chiều dài hơn 52km, đồng thời cam kết là doanh nghiệp hàng đầu về tiến độ và chất lượng.

Tại lễ phát động, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ để đôn đốc các nhiệm vụ được giao, kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thu xếp nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn ODA bảo đảm khẩn trương, kịp thời, đáp ứng tiến độ các dự án. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong thu xếp vốn cho chủ đầu tư tham gia các dự án PPP, đáp ứng tiến độ đề ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phải bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng, đất, đá cát sỏi… phục vụ thi công công trình; bảo đảm công tác vệ sinh, môi trường.

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng và nghiệm thu công trình, dự án kịp thời, đúng tiến độ. Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam di dời hạ tầng kỹ thuật như đường điện cao thế, cáp ngầm trong phạm vi dự án.

Minh Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ GTVT sẽ tìm nguồn vốn đầu tư xây đường từ...

0
(SGTT) - Liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư dự án xây đường từ cầu Đại Ngãi kết nối với...

Thông xe cầu Rạch Đỉa, nối quận 7 với Nhà Bè

0
(SGTT) - Cầu Rạch Đỉa rộng 2 làn xe nối Nhà Bè với quận 7 vừa được thông xe sáng nay 28-11. Cầu này...

Bổ sung 150 tỉ đồng cho dự án Vành đai 3...

0
(SGTT) - Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, dự án thành phần 7 đường Vành đai 3 TPHCM (đoạn qua tỉnh...

Dời bãi rác hơn 67.000 tấn chắn ngang cao tốc Cần...

0
(SGTT) - Bãi rác số 8 ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, với khoảng 67.000 tấn rác, nằm chắn ngang cao tốc...

Bộ GTVT nói gì về việc đầu tư 4 nút giao...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản phản hồi về việc kiến nghị đầu tư 4 nút giao với...

Trung Đông: Nguồn vốn đầu tư tiềm năng cho hạ tầng...

0
(SGTT) - Khu vực Trung Đông với các nền kinh tế lớn như Ả Rập Saudi, UAE và Qatar sở hữu nguồn tài sản...

Kết nối