Khi nhắc đến miền Tây, du khách thường nghĩ đến "mùa nước nổi" – hiện tượng tự nhiên đặc trưng của vùng đất này. Hằng năm, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, đặc biệt tại các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang... biến những cánh đồng xanh mướt thành biển nước mênh mông.
Khung cảnh ấy không chỉ thay đổi diện mạo của cả vùng, mà còn thổi hồn vào văn hóa, đời sống và ký ức của con người nơi đây. Bức tranh những cánh đồng chìm trong biển nước mênh mông đã trở thành biểu tượng sống động của miền Tây mùa nước nổi.
Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Trần Hoàng Vân HùngDòng nước đục màu phù sa. Ảnh: Trần Hoàng Vân HùngNước tràn ngập những cánh đồng đôi bên dòng kênh. Ảnh: Trần Hoàng Vân HùngCống Trà Sư - một trong những cống điều tiết nước quan trọng của kênh Vĩnh Tế. Ảnh: Trần Hoàng Vân HùngKhó có thể phân biệt được đâu là dòng nước của kênh, đâu là nước tràn đồng. Ảnh: Trần Hoàng Vân HùngThốt nốt - loài cây đặc trưng của vùng Bảy Núi vươn mình giữa dòng nước. Ảnh: Trần Hoàng Vân HùngTừ bên bờ kênh Vĩnh Tế, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn sang Campuchia. Ảnh: Trần Hoàng Vân HùngNước mênh mông giữa vùng Bảy Núi. Ảnh: Trần Hoàng Vân Hùng
Kênh Vĩnh Tế dài 91km, nối từ Châu Đốc đến sông Giang Thành, thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Kênh Vĩnh Tế do ông Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào trong 5 năm, từ năm 1819 đến năm 1824. Đây là công trình mang tính chiến lược, bảo vệ quốc phòng - an ninh và có nhiều giá trị về giao thông, thương mại, thủy lợi.