Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024

Món quê hấp dẫn người thị thành mùa Tết

(SGTT) - Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, hiện nay, các mặt hàng đặc sản vùng quê như gạo, mắm, chả bò, lạp xưởng... được nhiều người dân TPHCM  tìm mua để biếu tặng, nhiều cửa hàng liên tục rơi vào trạng thái không đủ nguồn cung.

Gạo ngon ST25  “cháy hàng”

Theo ghi nhận của phóng viên, tại cửa hàng bán gạo ST25, ST24 của DNTN Hồ Quang Trí (Quận 10, TPHCM), hiện nay các nhân viên của cửa hàng đang làm việc hết công suất để phục vụ cho nhu cầu mua hàng của khách.

Theo chị Phan Lý Thiệt Nghi, cửa hàng trưởng, khoảng nửa tháng trở lại đây, gạo ST25 được nhiều khách hàng đặt mua để làm quà tặng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Gạo ST25 5kg được đóng gói cẩn thận, sẵn sàng đến tay người mua. Ảnh: Minh Hoàng

"Mỗi ngày cửa hàng đưa về hơn 10 tấn gạo ST25 và sáng nhận thì chiều đã giao hết hàng. Năm nay, lượng hàng bán ra tăng mạnh 5-6 lần so với năm ngoái", chị Nghi nói.

Hiện nay gạo ST25 có giá 34.000-37.000 đồng/kg, riêng loại gạo ST25 lúa tôm được khách hàng rất chuộng vì hương vị ngon có giá 45.000 đồng/kg.

Mỗi ngày, bốn số điện thoại nóng của cửa hàng tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi đặt hàng khắp thành phố, do số lượng khách tăng vọt, nên ngoài nhân viên đi giao, cửa hàng phải sử dụng dịch vụ giao hàng bên ngoài để gạo có thể nhanh đến tay người mua nhất.

Đặc sản miền quê lên kệ sẵn sàng

Ngoài gạo, các mặt hàng đặc sản miền Tây như nước mắm Phú Quốc, lạp xưởng, khô cá, nhái, rắn các loại cũng được nhiều người tìm mua làm quà tặng cho bạn bè hay người thân dịp Tết.

Anh Nguyễn Hữu Nhân, chủ cửa hàng kinh doanh đồ khô (quận 1) cho biết, do sợ sức mua giảm vì dịch bệnh Covid-19 cửa hàng không thu hàng vào trước vì sợ bán hàng chậm đi, nhưng hiện nay sức mua tăng mạnh nên cửa hàng cũng đang gấp rút đặt hàng mối ở miền Tây để đáp ứng kịp hàng cho người dân mua sắm Tết.

Đặc sản quê đắt hàng trước đồ ăn nước ngoài. Ảnh: Minh Hoàng

Tại khu vực chợ Bà Hoa (quận Tân Bình), nơi chuyên bán các mặt hàng đặc sản miền Trung, các tiểu thương cũng đã đưa lên kệ hàng các loại đặc sản như chả bò Đà Nẵng, tré, mực một nắng, bánh khô mè, bánh đa miền Trung. Người đến tìm mua, chọn lựa tấp nập, không khí sôi động nhộn nhịp.

Dù nhu cầu mua hàng hóa tăng mạnh nhưng hiện nay giá các mặt hàng đặc sản chỉ tăng từ 3-5% tùy loại. Mặc dù tình trạng hàng hóa cuối năm tất bật, nhưng các cửa hàng kinh doanh luôn kiểm tra rất kỹ lượng hàng thu vào trước khi bán ra,từ nguồn gốc xuất xứ, bao bì nhãn mác, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mang lại an toàn cho người sử dụng.

Theo bạn giá hàng tiêu dùng mùa Tết này sẽ:

Xem kết quả

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cháo bột cá lóc Quảng Trị chính thức chinh phục người...

0
Là sản phẩm khởi nghiệp của anh Nguyễn Đức Nhật Thuận, cháo bột cá lóc (đặc sản Quảng Trị) dạng đóng gói đã chính...

Chàng trai Quảng Trị và hành trình đóng gói “cháo bột...

0
(SGTT) - Mong muốn mang đặc sản quê hương đến gần hơn với thực khách khắp nơi, chàng trai Quảng Trị sinh năm 1991,...

Để chấm dứt chuyện ‘hông giống con giáp nào’

0
Dạo gần đây cứ khi Tết đến, hình tượng linh vật là con giáp năm đó được trưng bày và người dân và báo...

Bến Bình Đông nay và xưa 

0
(SGTT) - Bến Bình Đông, một bến thuyền hiện hữu từ thời xa xưa, là nơi mang dấu ấn sông nước Sài Gòn xưa...

Ngay từ thời thực dân, cấm đốt pháo nhưng cho… đua...

0
(SGTT) - Vào cuối năm 1861, chỉ hơn hai năm sau khi chiếm được Sài Gòn, thực dân Pháp đã ban hành lệnh cấm...

Hàng Tết đầy kệ, siêu thị tại TPHCM dần nhộn nhịp

0
Trong những ngày này, không khí mua sắm Tết tại các siêu thị ở TPHCM đã dần nhộn nhịp, người dân có nhiều lựa...

Kết nối