Thứ sáu, Tháng tư 18, 2025

Mắt hạc – điểm nhãn cho biểu tượng tinh thần

TRẦN LINH TRÚC -

Những người lính Nhật sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đã ở lại Việt Nam tham gia vào lực lượng Việt Minh chống Pháp. Họ được gọi là “người Việt Nam mới”. Họ có tên họ tiếng Việt. Họ cưới vợ người Việt, sinh con, lao động xây dựng gia đình. Khi Hiệp định Genève (1954) được ký kết, một “cuộc chiến” khác đã xảy đến với những gia đình “người Việt Nam mới”. Các chiến binh Nhật hồi hương nhưng không được phép mang theo vợ, con. Những người đàn ông hồi cố hương trong nỗi dằn xé, và chỉ chấp nhận để lại trên đất Việt vợ con mình khi cầm được hành trang là niềm tin về một ngày đoàn tụ.

Những-nhân-vật-trong-phimNhững nhân vật trong phim Mắt hạc.

Hậu chiến, chủ đề được nhiều nhà làm phim tài liệu Việt Nam quan tâm, yêu thích và cả kỳ vọng. Thế nên, những cuộc chiến ở Việt Nam dù đã lùi rất xa nhưng vết tích thì vẫn vẹn nguyên như mới. Đã có rất nhiều phim, từ cách tiếp cận của nhóm sản xuất, thanh âm chiến tranh vọng về khắc nghiệt, bỏng rát như tiếng gầm rú của đạn bom. Xem phim thấy trái tim bị bóp nghẹt vì người chết, nhà cháy, máu đổ tràn trên cánh đồng hoang. Địch-ta, kẻ thắng-người thua... Mọi thứ rất rõ ràng.

Vậy có lý gì, nếu chọn một phim với đề tài hậu chiến mà những khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh chỉ thoảng nhẹ như tiếng thở dài của người đàn bà tiễn người đàn ông của mình đi xa, vào vùng khói lửa.

Cái lý của một cuộc chiến không phải ở kẻ thắng người thua. Đằng sau một cuộc chiến, mỗi người đều tìm cho mình lý lẽ riêng để vin vào, tiếp tục sống.

“Đầu tháng 8, sau khi đọc loạt phóng sự nhiều kỳ của nhà báo Sasaki Manabu (Trưởng đại diện phân xã của nhật báo Asahi Shimbun tại Hà Nội) về câu chuyện những người lính Nhật sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đã buông súng đầu hàng nhưng quyết định ở lại Việt Nam và tham gia vào lực lượng Việt Minh chống Pháp. Một số lính đã lấy người Việt và có con. Ngay lúc đó tôi biết mình đã tìm được đường dây cho câu chuyện. Một trong những nhân vật tôi chọn để đưa vào phim là chị Hoài, người cháu nội của một người lính Nhật. Tôi nhanh chóng viết và hoàn thiện kịch bản để trình hội đồng sản xuất, và rất vui khi nhận tin kịch bản được duyệt”, nhà báo-biên kịch Trần Thanh Hưng chia sẻ.

70 năm trôi qua, những người Nhật “Việt Nam mới” có quê hương thứ 2 (theo đúng nghĩa của từ “quê hương” mà người Việt Nam vẫn ngầm hiểu là nơi có gia đình ruột thịt của mình) đã gần như về hết với cát bụi.

70 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh Việt-Nhật, hình thành những người mang tâm niệm “việc trở thành cầu nối trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản là sứ mệnh của cuộc đời”.

Mắt hạc có câu chuyện của một phụ nữ đặt lên mình sứ mệnh ấy. Chị là thế hệ thứ 3 trong một gia đình “người Việt Nam mới”, mang trong mình dòng máu Nhật và Việt. Từ câu chuyện của gia đình mình, chị cảm nhận về cái lý của chiến tranh bằng trái tim của một người phụ nữ và thực hiện sứ mệnh cầu nối bằng sự tỉnh táo của một người trẻ may mắn trưởng thành sau chiến tranh.

Mắt hạc có nước mắt người đàn bà nhớ về người đàn ông của mình ngày chia xa sau cuộc chiến. Không đạn bom, thù hận. Chỉ có tình yêu và hy vọng về ngày tái hợp.

Đạo diễn Hồ Nhật Thảo, người trực tiếp thực hiện bộ phim này đã thổ lộ, giai đoạn hậu kỳ là lúc anh và biên kịch phải căng thẳng nhất. Một câu chuyện của quá khứ rất phức tạp, có nên đào lên để phân tích hay không? Quá nhiều nhân vật, mỗi người mỗi cảnh, mỗi tâm trạng… phải xử lý thế nào? Làm sao giữ được mạch phim đủ hấp dẫn với khá nhiều cảnh ngộ như vậy. Phải mất một tháng trời vật vã với những suy nghĩ, phương án khác nhau, rốt cuộc cũng tìm ra cách giải quyết. Phim đã chọn cách lấy lời kể của nhà báo Nhật Sasaki và lời dẫn chuyện và dẫn đường của chị Hoàng Thị Thanh Hoài (cháu nội của một người lính Nhật). Cách lựa chọn này đã giúp Mắt hạc đủ tinh tế để thoát khỏi những gì được xem là nhạy cảm của quá khứ đau buồn, phức tạp của hai đất nước hơn 70 năm trước.

Xem phim Mắt hạc, khán giả sẽ nhìn, cảm nhận một cách kể chuyện giản dị, không cố lên gân, nhưng tinh tế và giàu cảm xúc. Và đó là yếu tố quan trọng nhất của một tác phẩm điện ảnh. Mắt hạc có niềm tin khi những cầu nối Việt-Nhật ngày càng vững bền, như câu chuyện mà chị Hoàng Thị Thanh Hoài – một người cháu của “người Việt Nam mới” sẻ chia về nguồn cội, quê hương mình. Đó là cầu nối để bước đến hành trình sau một cuộc chiến. Hành trình của hàn gắn, tình yêu thương, thấu hiểu và phát triển của hai đất nước, hai dân tộc.

Nhà-báo-Sasaki-Manabu-và-chị-Hoàng-Thị-Thanh-Hoài-–-một-người-cháu-của-“người-Việt-Nam-mới”-Nhà báo Sasaki Manabu và chị Hoàng Thị Thanh Hoài – một người cháu của “người Việt Nam mới”.

[box type="download"] Phim tài liệu ngắn Mắt hạc có thời lượng 21 phút, do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên (VTV PY) sản xuất năm 2015. Biên kịch Trần Thanh Hưng (Phó giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên); đạo diễn Hồ Nhật Thảo (hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam); quay phim Lê Phương Trung (hội viên Hội Nhà báo Việt Nam).

Đó là câu chuyện dựa trên loạt phóng sự 11 kỳ đăng trên nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản) từ ngày 17 đến 27-7-2015 của nhà báo Sasaki Manabu (Trưởng đại diện phân xã Asahi Shimbun tại Hà Nội) về những người lính Nhật sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đã ở lại Việt Nam tham gia vào lực lượng Việt Minh chống Pháp. Họ đã cưới vợ người Việt, rồi có những đứa con. Nhưng khắc nghiệt của chiến tranh đã cướp đi bình yên, và gieo rắc nỗi đau mất mát chia cắt cho gia đình họ. Nhà báo Sasaki Manabu đã kể lại câu chuyện này vào đúng dịp nước Nhật kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh, để gửi gắm thông điệp mang ước vọng hòa bình, hạnh phúc cho cả hai đất nước Việt Nam-Nhật Bản.

Loạt phóng sự đăng trên nhật báo có lượng độc giả cao nhất tại Nhật Bản đã được người Nhật quan tâm, chia sẻ.

Phim đoạt Huy chương bạc tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 được tổ chức tại Quảng Bình từ ngày 16 đến 19-12 vừa qua.[/box]

Một khán giả, là một doanh nhân đã nói: “Khi xem phim Mắt hạc, tôi chợt nghĩ đã có sự hoán vị khái niệm Win-Win trong kinh tế sang quan hệ song phương, quan hệ dân tộc. Rất đẹp như hình ảnh mắt hạc, và điểm nhãn cho hình ảnh con hạc: một biểu tượng tâm linh cao hơn tất cả!”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Booking.com công bố 10 điểm đến hiếu khách nhất Việt Nam

0
(SGTT) - Booking.com vừa công bố "Top 10 thành phố hiếu khách nhất Việt Nam" trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards 2025....

Đến Ninh Thuận leo đỉnh Đá Đỏ, ngắm toàn cảnh vịnh...

0
(SGTT) - Nằm trong khu vực Vườn quốc gia Núi Chúa (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đỉnh Đá Đỏ là điểm trekking được...

Nhà thầu tăng tốc thi công hầm chui nút giao An...

0
(SGTT) - Nhà thầu, kỹ sư và công nhân đang tăng tốc thi công hạng mục hầm chui HC1 thuộc dự án nút giao...

Khám phá cung trekking ba thác nước tại Bình Thuận

0
(SGTT) - Cách trung tâm TPHCM khoảng 180km, cung trekking qua thác Bạc, thác Sương Mù và thác Đá Bàn tại xã La Dạ,...

Hát tuồng bội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa...

0
(SGTT) - Vừa qua, ngày 17-4, xã Hưng Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản...

Bác sĩ, dược sĩ không được quảng cáo thực phẩm chức...

0
(SGTT) - Trước tình trạng có một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm...

Kết nối