Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Mang giày rơm chinh phục đường tới Nageiredo – ngôi chùa cheo leo giữa vách núi

(SGTTO) - Khó khăn và nguy hiểm là những điều mà con đường tới ngôi chùa Nageiredo (tỉnh Tottori, Nhật Bản) mang lại. Thế nhưng, đây cũng là cơ hội để bạn có thể thử thách sức mạnh tiềm ẩn của mình, tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa địa phương.

Điều khiến du khách phải thót tim chính là con đường lên núi Mitoku để đến ngôi chùa cheo leo giữa vách núi này. Chỉ cần sảy chân, dù chỉ một bước, bạn sẽ ngã xuống từ độ cao hơn 4.500m. Đặc biệt, bạn không được mang giày leo núi mà thay vào đó là những đôi giày rơm waraji. Điều này khiến việc di chuyển trở nên khó khăn nhưng đồng thời cũng là một thử thách thú vị.

Chùa Nageiredo được xem như “báu vật quốc gia nguy hiểm nhất Nhật Bản”.

Lịch sử huyền bí chùa Nageiredo

Trong hơn 1300 năm, các nhà sư của tông phái Phật giáo Tendai (Thiên Thai Tông) đã thực hiện những cuộc hành hương thiêng liêng đến Negeiredo. Theo truyền thuyết, và thời Heian (794-1185), nhà sư En no Gyoja đã dùng pháp thuật đưa ngôi chùa này lên sườn núi. Kể từ đó, ngôi chùa kỳ lạ nằm sát vách đá cheo leo tựa như trong thần thoại đã trở thành biểu tượng thờ cúng đối với nhiều người.

Thật ra, núi Mitoku có cả một quần thể đền đài và di tích, được gọi chung là chùa Sanbutsu-ji mà chùa Nageiredo nằm ở vị trí cao nhất. Nhiều người thường miêu tả con đường lên núi Mitoku như hành trình đi vào cõi linh hồn, vượt qua thử thách để trở về trần gian với sức mạnh và tri thức mới.

Những phút giây chiêm nghiệm ở Nageiredo.
Thách thức ý chí con người

Cuộc hành hương này không hoàn toàn mang tính tôn giáo hay tượng trưng cho việc giác ngộ tâm linh. Con đường như đại diện cho những khó khăn đời thường mà con người sẽ gặp trong cuộc sống. Sau cùng, thứ mà bạn sẽ nhớ nhất về chuyến đi này sẽ luôn là quá trình thay vì đích đến.

Trước khi bắt đầu chuyến hành hương của riêng mình, bạn sẽ được mặc trang phục tu sĩ truyền thống.

Bạn sẽ phải học cách tự vươn lên bằng ý chí để nắm chặt lấy sợi xích sắt, leo qua những vách núi lởm chởm, như những người hành hương tới chùa Nageiredo trong hàng trăm năm qua. Hãy cẩn thận trong từng bước chân của mình và theo sát người hướng dẫn, nhất là khi đi qua những tảng đá Umanose và Ushinose.

Loại dép thô sơ sử dụng trên hành trình.

Tại đại sảnh Monju-do và Jizo-do, du khách phải đi qua dãy hành lang bao quanh đại sảnh, chiều ngang chỉ vừa đủ một người. Tiến về phía trước, băng qua một hang động tối tại đại sảnh Kanon-do, bạn sẽ bắt gặp một bàn thở nhỏ bằng gỗ. Đây là nơi những nhà sư khổ hạnh thực hiện nghi thức cạo đầu loại bỏ những tạp niệm trong đầu.

Thư giãn tinh thần

Đến núi Mitoku, bạn có thể ở lại những nhà nghỉ đơn sơ vốn là nơi nghỉ ngơi của nhà sư khi hành hương. Những nhà nghỉ này (còn gọi là shukubo) chỉ cung cấp cho bạn futon (một loại đệm truyền thống của người Nhật) và khu nhà tắm chung. Hoặc nếu không ở lại Mitoku, bạn có thể nghỉ ngơi tại núi Daisen gần đó. Đây cũng là nơi mà nhiều nhà sư tìm đến để rèn luyện bản thân.

Bạn có thể thả lỏng tinh thần bằng cách bắt chéo chân ngồi yên lặng khi thời gian chầm chậm trôi, lắng nghe tiếng nước chảy xuống những tảng đá ngoài cửa sổ.

Các nhà sư ở đây ăn chay với những món ăn làm từ rau rừng, đậu hũ và các loại nấm địa phương.

Nếu muốn tìm chỗ dừng chân thoải mái hơn, bạn có thể tới khách sạn Daisen Sando nằm ngay trên đường xuống từ Sanrakuso. Khách sạn trông như một căn hộ cao cấp với dịch vụ ăn uống thoải mái hơn những nhà nghỉ tu hành trên núi.

Những năm gần đây, du khách tới Nhật Bản không chỉ dừng ở việc tham quan điểm đến nổi tiếng mà còn muốn tìm hiểu về những khía cạnh chân thực, gần gũi hơn. Họ khao khát những trải nghiệm thiên về nhận thức và tinh thần. Những tôn giáo cổ xưa tại Nhật Bản, với niềm tin vào việc tìm về thiên nhiên để thoát khỏi sự trần tục của nhân gian dù chỉ trong thời gian ngắn, đã đáp ứng được điều đó. Và con đường dẫn tới Nageiredo chính là một hành trình như vậy.

Thúy An

Theo Gaijinpot

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam nhận 3 giải thưởng ‘hàng đầu châu Á’ tại...

0
(SGTT) -  Trong chuyến thăm ngày 10-9 vừa qua, ông Graham Cooke, Chủ tịch kiêm Nhà sáng lập tổ chức Giải thưởng Du lịch...

Châu Á lao đao trong đợt nắng nóng khắc nghiệt

0
Nắng nóng kỷ lục xuất hiện nhiều nơi tại châu Á giữa lúc các nhà khoa học khí hậu dự báo năm 2023 có...

Du lịch giữa mùa dịch: Đến Nhật Bản ngắm hoa anh...

0
(SGTT) - Edo Wonderland Nikko Edomura là khu vui chơi tái hiện hình ảnh những con phố vào thời đại Edo, nằm tại thành...

Phát hiện trứng gà hơn 1.000 năm vẫn nguyên vẹn ở...

0
(SGTT) – Mới đây, các nhà khảo cổ học Israel vừa tìm thấy quả trứng gà còn nguyên vẹn sau hơn 1.000 năm.  Các...

Du lịch Singapore nhanh chóng “làm mới” trước khi mở cửa...

0
Bảo tàng kem, trò chơi mạo hiểm Slingshot và đài ngắm cảnh SkyHelix Sentosa cùng với một con phố mua sắm Orchard Road mới...

Trưa nay ăn gì: thưởng thức món cơm đặc trưng của...

0
(SGTT) – Nếu yêu thích nền ẩm thực của quốc gia được mệnh danh là "châu Á thu nhỏ" - Malaysia – thực khách...

Kết nối