Thứ ba, Tháng mười một 5, 2024

Mâm tiệc cuối tuần có ốc, bò, tôm, gà và lẩu Thái no bụng

(SGTT) – Một trưa cuối tuần lại đến, mâm tiệc hôm nay gợi ý những món ăn chế biến từ thịt ốc, bò, tôm, gà và hải sản.

Cụ thể, thực khách bắt đầu bữa tiệc bằng hai món khai vị: chạo ốc và gỏi bò. Tiếp đến là những món chính như tôm ủ muối, gà bó xôi và lẩu Thái.

Chạo ốc: Ngoài chạo tôm, chạo ốc cũng là một phiên bản món chạo thơm ngon, đặc sắc. Chạo ốc là hỗn hợp gồm thịt ốc bằm nhuyễn, thịt heo nạc, mỡ heo, hành tím, tỏi, muối, tiêu, đường, nước mắm… đem xay nhuyễn rồi quết lại thành khúc vừa ăn trên que mía. Tiếp đó, chạo ốc đem nướng chín trên than hồng hoặc chiên giòn. Món này thường là khai vị bắt đầu cho mọi bữa tiệc.

Gỏi bò bóp thấu: Sau chạo ốc, gỏi bò bóp thấu cũng là món ăn khai vị với vị ngọt của thịt bò xen lẫn độ giòn rau củ trộn. Một đĩa gỏi bò bóp thấu gồm các thành phần như thịt thăn bò, chuối xanh, khế, ớt sừng, chanh, thơm, hành tây, đậu phộng, tỏi, mè rang, rau thơm và nước sốt dấm. Màu sắc đa dạng từ nguyên liệu cũng là điểm thu hút của món ăn này.

Tôm ủ muối: Trong thực đơn bữa tiệc, thịt tôm là một nguồn nguyên liệu thường thấy, bên cạnh thịt gà, bò, heo. Với món ăn hôm nay, đầu bếp chọn tôm sú (con to khoảng 15-20 con/kg). Sau khi sơ chế làm sạch, họ ủ lớp muối quanh tôm, cuộn giấy bạc và nướng đến chín. Nhờ ủ trong giấy bạc mà thịt tôm thấm đều vị mằn mặn của muối, ăn rất bắt vị.

Gà bó xôi: Thay vì luộc gà hay hấp nguyên con, gà ta loại ngon hôm nay được chế biến đặc sắc hơn bởi hình thức bó xôi. Cụ thể, gà đem sơ chế sạch rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, đặc biệt là có hạt sen để tăng độ ngọt, bùi. Đem gà hấp chín rồi bọc xôi nếp quanh gà, chiên đến khi xôi chín, giòn. Thành phẩm món ăn tạo hình tựa như trái dưa hấu. Khi dùng bữa, thực khách dùng dao cắt nhỏ xôi thành từng lát, gà cũng tương tự để xẻ thành những phần thịt.

Lẩu Thái: Lẩu Thái là món ăn nâng cấp từ canh tom yum chua cay truyền thống Thái Lan và được điều chỉnh lại vị cho phù hợp thực khách Việt. Nước dùng lẩu Thái nấu từ xương ống để đậm vị. Mùi vị đặc trưng của món lẩu tạo bởi các loại rau gia vị và nước cốt dừa. Cà chua, trái thơm, sả, riềng, ớt trái đập dập xào cùng sa tế, thêm nắm lá chanh vò đem xào chín rồi cho thêm nước dừa (hoặc nước lọc) vào nấu đến chín là có nồi nước dùng đặc sắc. Thực khách tùy chọn sử dụng thịt bò, tôm, mực, sò, nghêu, phi lê cá, nấm, rau cải thảo, rau muống, rau cải xanh… để nhúng lẩu.

Qua khảo sát, giá mâm tiệc cho 3-4 người này có giá khoảng 600.000 – 800.000 đồng, tùy thương hiệu bán và định lượng thực phẩm. Món nước gợi ý: nước ngọt có ga để giảm bớt độ ngấy từ những món chiên, xào.

Theo tiecgiadinh, monvietmoingay, shopeefood

Gia Hân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mì gói xá xíu đổi vị bữa trưa giữa tuần

0
(SGTT) – Tạm bỏ qua những món cơm văn phòng quen thuộc, độc giả có thể khám phá hương vị mì gói thân quen...

TPHCM: Dịch vụ cưới vào mùa làm ăn sôi động

0
(SGTT) - Tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau được xem là mùa cưới hỏi, và cũng là mùa ăn nên làm...

Đổi vị bữa trưa với salad rau càng cua thịt bò

0
(SGTT) – Dù có tên gọi khá lạ, nhưng rau càng cua lại sở hữu hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng...

Thanh ngọt nui xào chả cá cho bữa trưa đầu tuần

0
(SGTT) – Trong các món xào, nui phổ biến không kém cạnh mì gói, hủ tiếu hay bánh phở. Hôm nay, nui kết hợp...

Bữa trưa cuối tuần thanh ngọt cùng lẩu ghẹ nấu bầu

0
(SGTT) – Đều là hai thực phẩm có vị thanh ngọt, trái bầu và thịt ghẹ khi kết hợp cùng nhau tạo nên món...

Bữa trưa giữa tuần với hủ tiếu sò điệp giòn sần...

0
(SGTT) – Kết hợp độ giòn sần sật từ sò điệp và vị bột gạo quen thuộc từ sợi hủ tiếu, món hủ tiếu...

Kết nối