Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024

Lúng túng khi mua thuốc phải trình CMND

Bình Minh -

Bắt đầu từ ngày 1-3, người dân muốn mua thuốc kê đơn thuốc ngoại trú phải xuất trình chứng minh nhân dân (CMND), theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. Với quy định này, Bộ Y tế muốn kiểm soát chặt tình hình mua bán, sử dụng thuốc vốn khá phức tạp từ trước đến nay. Song, những người trong ngành đang băn khoăn về tính khả thi của quy định này.

Bệnh nhân bất ngờ

Khi đi mua thuốc cho con bị hen suyễn theo đơn của bác sĩ khám tại bệnh viện, chị Ngoan, ngụ tại quận Tân Bình, TPHCM đã ra một nhà thuốc lớn gần nhà mua cho tiện, thay vì mua tại nhà thuốc trong bệnh viện. Chị ngoan khá bất ngờ khi nhân viên nhà thuốc đòi chị phải xuất trình CMND rồi mới bán thuốc. Chị Ngoan nổi cáu, cho rằng quy định gì mà làm khó nhau đến vậy. Sau đó chị bực mình chạy đến nhà thuốc khác hỏi mua.

Chủ một cửa hàng thuốc tên Đại ở quận Tân Bình cho biết, quy định này “làm khó” cả nhà thuốc vì dễ mất mối khách hàng. Khi con bị ốm, nhiều phụ huynh vội vàng mang toa đi mua, không còn nghĩ đến những giấy tờ, thủ tục này nọ. Do đó, khi nhà thuốc yêu cầu phải có CMND hay hộ chiếu, người nào kiên nhẫn, thông cảm thì quay về nhà lấy, còn không sẽ đến nhà thuốc khác mua. Bởi trên thực tế, vẫn còn những nhà thuốc dễ dãi và cơ quan quản lý nhà nước vẫn không thể kiểm soát hết được.

Bắt đầu từ ngày 1-3, người dân muốn mua thuốc kê đơn thuốc ngoại trú phải xuất trình chứng minh nhân dân.

Rắc rối không chỉ có vậy. Một phụ huynh cho biết, bà đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện. Khi được hỏi về CMND, bà cho biết đã bị mất và chưa đi làm lại. Trong thẻ bảo hiểm ghi tên bố của bé, vậy là bệnh viện đòi xuất trình giấy CMND của bố, trong khi bố cháu làm xa cách nhà gần 500km.

Không chỉ người dân, những người trong ngành cũng than với thủ tục hành chính phát sinh này. Một bác sĩ đang khám bệnh tại bệnh viện nhi của thành phố cho rằng, đây là thủ tục “hành là chính”. Bình thường, bác sĩ và điều dưỡng đã phải làm nhiều việc hành chính, nay lại còn phải ghi chép đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi, ghi tên và số CMND của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ, sau đó mới đến các thông tin về bệnh và thuốc được kê...

Theo vị bác sĩ này, làm như vậy sẽ làm mất thời gian thêm và thủ tục rườm rà. Vấn đề của việc quản lý sử dụng thuốc kháng sinh phải biết bắt đầu từ đâu, từ bác sĩ hay từ người dân, từ nhà thuốc hay dược sĩ? 

Một bác sĩ nhi khác cho biết, ở nước ngoài, toa thuốc ghi thông tin của trẻ và mã số hành nghề và địa chỉ của bác sĩ chỉ định. Khi đi mua thuốc thì trên chai thuốc sẽ ghi rõ tên tuổi bệnh nhân, tên bác sĩ kê toa, mua ở nhà thuốc nào, dược sĩ nào bán. “Làm vậy thấy họ ràng buộc trách nhiệm để bảo vệ an toàn cho bệnh nhân. Còn bắt ghi số CMND của cha mẹ bệnh nhân thì không biết là bảo vệ cái gì?”

Bác sĩ lo thủ tục rườm rà

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM,  dẫn giải thích của thông tư rằng trẻ dưới 72 tháng tuổi thì việc diễn đạt về tình trạng sức khỏe có thể không đầy đủ; trẻ chưa thể tự dùng thuốc như kê đơn hay tư vấn của bác sĩ. Vì vậy, việc yêu cầu trình CMND, số căn cước của người giám hộ là để người đưa trẻ đi khám cần chịu trách nhiệm về thông tin bệnh nhi. Quy định ghi thêm số căn cước sẽ khiến các bác sĩ có thể mất thêm công sức nhưng cũng là đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhi.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ tiếp nhận ý kiến phản ánh để điều chỉnh phù hợp. Song bác sĩ Khanh cũng đặt vấn đề, rằng người chịu trách nhiệm ở đây là trách nhiệm gì? Bé tên gì, nhà ở đâu hay chịu trách nhiệm về bệnh sử? Khi cần tư vấn đặc biệt bác sĩ chuyên khoa tự biết tư vấn cho ai.

Một số bác sĩ và điều dưỡng cho rằng, quy định này khó khả thi và gây phiền phức cho người khám bệnh và người dân. Bởi lẽ, nếu Bộ Y tế đã quy định mà bác sĩ không ghi thì không thực hiện đúng đơn thuốc mẫu dẫn tới vi phạm, nhưng nếu cha mẹ trẻ không mang hoặc không nhớ số CMND/thẻ căn cước không lẽ người bán thuốc lại yêu cầu họ về nhà lấy nhất là trong tình trạng khẩn cấp.

Hơn nữa, các đơn thuốc ngoại trú này là cha mẹ trẻ nhỏ tự mua ở hiệu thuốc chứ không phải trong bệnh viện nên cũng khó có thể yêu cầu họ xuất trình chứng minh thư khi mua thuốc cho con.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Noel 2024: Thông tươi thoái trào, ‘nhường chỗ’ cho các loại...

0
(SGTT) - Giá cao, nhu cầu người tiêu dùng thay đổi là những nguyên nhân khiến sức mua thông tươi năm nay giảm so...

Techcombank là ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam...

0
(SGTT) - Ngày 5-12, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã công bố khung trái phiếu xanh và trở...

Giá vé máy bay nội địa tối đa không vượt 4...

0
(SGTT) - Theo Thông tư 44/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, từ ngày 1-1-2025 mức giá trần vé máy bay nội...

Thắng cố, bò kho, cà ri gà, phá lấu lọt top...

0
(SGTT) - Có chung phương pháp chế biến hầm, bò kho, cà ri gà, phá lấu hay thắng cố là những món ăn Việt...

TPHCM đề xuất thành lập tập đoàn đường sắt đô thị...

0
(SGTT) - Việc xây dựng đề án lập tập đoàn đường sắt đô thị sẽ triển khai song song với tiến trình chuẩn bị...

Cầu kỳ như… máng xối nước mưa ở di tích Huế

0
(SGTT) - Đến với các di tích triều Nguyễn tại Huế, du khách dễ nhận thấy những máng xối nước mưa không chỉ đơn...

Kết nối