Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Lửa vẫn đỏ ở các bếp ăn từ thiện giữa mùa dịch

(SGTT) – Những ngày TPHCM thực hiện giãn cách, bên cạnh các y bác sĩ tiếp tục căng sức điều trị bệnh nhân Covid-19 thì ở một số nơi, nhiều bếp cơm từ thiện vẫn ngày đêm đỏ lửa để có những bữa cơm ngon lành, an toàn cho người nghèo.

Kể từ ngày TPHCM thực hiện lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16, những bếp cơm từ thiện: quán cơm Nụ Cười 1 (tại 596 Trần Hưng Đạo B, quận 5), Nụ Cười 2 (170 Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú), Nụ Cười 6 (11 Nguyễn Huy Lượng, quận Bình Thạnh)… vẫn luôn hoạt động hết công suất để gửi đến bà con hơn 1.500 suất cơm mỗi ngày.

Hằng ngày, các chi nhánh của quán Nụ Cười 1, 2, 6 sẽ nấu từ 500 đến hơn 600 suất, 6 ngày/tuần (trừ Chủ nhật). Phần lớn người dân đến nhận cơm tại đây là những người lao động tự do như lượm ve chai, bán vé số, xe ôm, thợ hồ... Dù thường xuyên có nhiều người ghé nhận cơm nhưng quán cơm vẫn luôn đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch như xịt dung dịch sát khuẩn, vạch phấn để bà con đứng giãn cách đúng quy định…

Quán cơm từ thiện Nụ Cười 2. Ảnh: Như Quỳnh

Ngoài ra, căn bếp của Hội từ thiện Tường Nguyên (quận 4) cũng tổ chức các suất ăn trao tặng cho nhiều hộ dân khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn quận.

Chỉ tính riêng đợt dịch năm ngoái, Tường Nguyên đã nấu hơn 100.000 phần cơm. Tiếp tục đợt dịch này, hằng ngày hội nấu từ 3.000 – 5.000 suất ăn, 300 phần cơm để tặng cho các bác sĩ tại Bệnh viện Trưng Vương. Không gian bếp khá rộng rãi. Mỗi buổi sáng, nhiều phật tử, tình nguyện viên và cả người dân sống quanh khu vực cũng đến phụ giúp.

Hoạt động từ nhiều tháng nay, quán ăn Lãng trên đường Vĩnh Khánh (quận 4) của anh Nguyễn Huy Hoàng làm chủ cũng tất bật chuẩn bị hàng trăm suất ăn cho những người lao động nghèo.

Các nhân viên của quán khoảng gần chục người thay nhau đi chợ, lặt rau, rửa thịt cá, cùng nhau nấu nhiều món ăn ngon để gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực phong tỏa, cách ly.

Anh Hoàng cho biết nhận thấy những nỗ lực, vất vả của lực lượng y tế, các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch cũng như những khó khăn mà người dân tại các khu phong tỏa, cách ly, anh và người thân trong gia đình nảy ra ý tưởng nấu các phần ăn gửi đến họ.

Bếp ăn của Hội từ thiện Tường Nguyên. Ảnh: Như Quỳnh
Bếp ăn từ thiện của anh Nguyễn Huy Hoàng. Ảnh: Như Quỳnh

Đa phần những người đến quán cơm từ thiện là lao động, sinh viên nghèo. Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cuộc sống của họ càng khó khăn hơn. Quán cơm từ thiện trở thành địa chỉ quen thuộc giúp chia sẻ bớt phần nào nỗi lo cơm áo.

Điểm chung của các quán cơm từ thiện này đều có phương châm: Người nghèo đến sẽ có cơm ăn, không để bụng đói đi về. Đây thực sự là những địa chỉ ấm lòng những thực khách còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Quỳnh Như


Với chuyên đề “Họ sống thế nào trong đại dịch”, chúng tôi muốn khắc họa một bức tranh cuộc sống mà trong đó, từ những người đang không có một công cụ lao động nào trong tay cho đến những doanh nghiệp quy mô lớn, làm thế nào để duy trì và ổn định được “sức khỏe” của mình trong đại dịch.

Chuỗi nội dung trong chuyên đề này sẽ được đăng tải trên ác ấn phẩm của nhóm Kinh tế Sài Gòn gồm Kinh tế Sài Gòn OnlineSài Gòn Tiếp Thị và The Saigon Times (tiếng Anh).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thông xe cầu Rạch Đỉa, nối quận 7 với Nhà Bè

0
(SGTT) - Cầu Rạch Đỉa rộng 2 làn xe nối Nhà Bè với quận 7 vừa được thông xe sáng nay 28-11. Cầu này...

Khi tính chuyện hạn chế, cấm xe máy cần cân nhắc...

0
(SGTT) - Muốn có được sự đồng tình của người dân nói chung về quyết định hạn chế, cấm xe máy thì việc đánh...

Gặp nghệ nhân tạo hình bonsai dừa ‘rắn ngậm ngọc’ phục...

0
(SGTT) - Từ những trái dừa khô tưởng chừng bỏ đi, nghệ nhân Đậu Thanh Tùng (ngụ xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TPHCM)...

TPHCM thử nghiệm thu phí đậu xe qua tài khoản ETC

0
(SGTT) - Đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và Phạm Hữu Chí (quận 5) sẽ chuyển sang hình thức thu phí đậu...

Nhu cầu chụp ảnh mùa Tết tăng, cả thợ ảnh không...

0
(SGTT) - Nhu cầu chụp ảnh tăng cao trong dịp cận Tết đã mang đến nguồn thu nhập nhất định cho không chỉ những...

Thách thức nào cho mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam...

0
(SGTT) - Kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể đạt tăng trưởng 7% nếu GDP quí 4 tăng khoảng 7,5% nhưng điều này...

Kết nối