Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

“Lửa Covid-19” thử thách tinh thần thương hiệu Việt

Thương hiệu là đại diện của tất cả mọi thứ doanh nghiệp làm và mọi nơi họ xuất hiện. Vì thế, thương hiệu có thể kể một câu chuyện về doanh nghiệp và lan tỏa nó bằng những bằng chất lượng sản phẩn hay giá trị người đứng đầu. Tất cả các thương hiệu thành công đều được tôi luyện qua những “ngọn lửa thử thách” mà Covid-19 vừa qua là một ví dụ.

Nhận thức rằng thương hiệu là tài sản vô giá nên các doanh nghiệp đều cố gắng xMulây dựng và bảo vệ bằng nhiều cách khác nhau. Tuy vậy chuyện xây dựng thương hiệu có thể khác nhau nhưng tinh thần và khát vọng phát triển là tương tự. Hãy cùng nghe lãnh đạo các doanh nghiệp chia sẻ về hoạt động kinh doanh lẫn chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp dưới sự tác động của Covid-19 trong năm qua.

Chiến lược thương hiệu bền vững của Vissan

Câu chuyện vừa chống dịch vừa sản xuất của Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh vừa qua cho thấy được khả năng thích ứng với nghịch cảnh của các thương hiệu lớn và bền vững.

Vissan đã vượt qua khó khăn kép trong năm 2021. Ảnh minh họa: DNCC

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Vissan, đợt dịch bệnh lần thứ 4 khiến cho doanh nghiêp gặp rất nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực. Là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện mô hình sản xuất ba tại chỗ ở TPHCM và cũng là doanh nghiệp có ca nhiễm trong nhà máy ở giai đoạn cao trào nhất của dịch bệnh. Nhưng đặc thù ngành hàng thực phẩm là lĩnh vực hết sức quan trọng trong giai đoạn giãn cách xã hội nên hoạt động của doanh nghiệp bị đặt dưới một sức ép cực lớn

Doanh nghiệp cũng mất một thời gian để xử lý y tế nên cũng bị ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Dù vậy sau một thời gian ngắn doanh nghiệp đã bước vào đà phục hồi, doanh nghiệp cũng nỗ lực triển khai các giải pháp của TP về cung ứng hàng hóa đến tận nơi cho khách hàng. Để vận hành được bộ máy trơn tru trong bối cảnh dịch bệnh và chuỗi cũng ứng nguyên phụ liệu đứt đoạn liên tục buộc doanh nghiệp phải gấp đôi để có thể về đích thành công.

Theo lãnh đạo của doanh nghiệp, dù doanh thu không đạt nhưng việc vẫn duy trì các chế độ đầy đủ cho người lao động vẫn được xem là một thành công lớn. Điều này hỗ trợ cho việc khôi phục sản xuất và kỳ vọng vào sự phục hồi của doanh nghiệp nhanh hơn vào năm mới. Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp là cố gắng duy trì hàng hóa dồi dào cung ứng ra thị trường bằng lúc trước khi dịch bùng phát và giá cả vẫn duy trì ổn định lẫn giá trị thương hiệu của Vissan.

“Với Vissan không phải là thương hiệu mới nên chiến lược xây dựng không phải là tăng độ nhận diện mà chính là duy trì thương hiệu phát triển bền vững. Để làm được điều này thì việc duy trì sự hài hòa từ ổn định chất lượng sản phẩm đến chất lượng đời sống người lao động. Đó là cơ sở để phát triển thương hiệu ra các thị trường quốc tế, chúng tôi cũng đang từng bước thực hiện việc này thông qua viêc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường khó như Mỹ, Hongkong…”, ông An chia sẻ

Thủy sản Sài Gòn đưa thương hiệu vượt bão

Năm 2021, với nhiều biến động do dịch Covid-19, phần lớn doanh nghiệp thủy sản đối mặt với những thách thức chưa từng có. Song, dù mất 4-5 tháng đình trệ, duy trì sản xuất trong điều kiện khó khăn trước đại dịch, bằng sự nỗ lực vượt khó và bắt nhịp được xu thế phục hồi giữ được thương hiệu trên trường quốc tế. Cụ thể như trường hợp của công ty cổ phần Thủy sản Sài Gòn đã “thoát hiểm” ngoạn mục và đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2021 và duy trì được vị thế của thương hiệu trên trường quốc tế.

Ông Trương Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Thủy sản Sài Gòn chia sẻ, năm qua với sự tác động nặng nề của đại dịch doanh nghiệp đã xoay sở đủ cách từ thực hiện 3 tại chỗ, giải quyết các khó khăn phát sinh từ vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu đến thiếu hụt lao động. Tuy nhiên việc chủ động đặt ra những kịch bản kinh doanh đã giúp doanh nghiệp vượt bão và ghi nhận những kết quả tích cực.

Dù vừa sản xuất vừa chống dịch nhưng doanh nghiệp cũng đẩy mạnh được các mặt hàng xuất khẩu với kết quả đạt được trong năm qua là 8 triệu đô la và hy vọng năm tới sẽ đạt được con số 10 triệu đô la. Với sự phục hồi của nền kinh tế tôi cũng kỳ vọng thị trường trong nước tăng trưởng doanh thu 25% trong năm tới.

“Việc xây dựng thương hiệu ở thị trường nước ngoài không phải là chuyện dễ dàng nhưng chúng tôi xác định ngay từ đầu khi xuất khẩu hàng hóa đi phải mang thương hiệu của chính mình là ATP. Mỗi ngày cố gắng một chút để thương hiệu ATP được nhận diện nhiều hơn ở nước ngoài và duy trì mức độ tăng trưởng ở thị trường nước ngoài qua mỗi năm từ 10-15%. Việc được duy trì được hoạt động qua đợt tác động của Covid-19 trong năm qua đã giúp chúng tôi tự tin hơn vào năng lực của mình lẫn nâng cao được giá trị của thương hiệu doanh nghiệp”, ông dũng chia sẻ.

V.Dũng

Theo KTSG

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Nở rộ xu hướng thuê mua áo dài gia đình, hội...

0
(SGTT) - Cận Tết, thay vì lựa chọn chụp ảnh chân dung mang tính cá nhân hoá như mọi năm, năm nay nhiều bạn...

Doanh nghiệp xây dựng dân dụng tất bật mùa cuối năm

0
(SGTT) - Thời điểm cuối năm, các công ty xây dựng dân dụng đang trong "cuộc đua" nước rút để hoàn thành hàng loạt...

Bếp trưởng B.O.M Catering bày cách làm steak, lúc lắc từ...

0
(SGTT) – Chọn thịt bò cẩm thạch Okachi với chất lượng thịt mềm, vân mỡ đẹp mắt, anh Nguyễn Quốc Trường, Bếp trưởng B.O.M...

Ý nghĩa phong tục thả đèn nước Lôi Protip của đồng...

0
(SGTT) - Lễ hội Lôi Protip hay lễ hội thả đèn nước là một nghi lễ của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, thường...

Chống ngập đồng bộ cho TPHCM ra sao?

0
(SGTT) - TPHCM hiện đang tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, công trình này chỉ còn khoảng 10%...

Kết nối