Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Leo Tà Chì Nhù ngắm mây bay, hoa nở

Đỉnh núi Tà Chì Nhù (huyện Tạm Trấu, Yên Bái) bắt đầu chào đón những người đam mê chinh phục các độ cao vào thời điểm cuối thu đầu đông. Họ xem đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu hành trình săn mây trên đỉnh núi được xem là nóc nhà của tỉnh Yên Bái và cao thứ 7 ở Việt Nam.

Bản làng đơn sơ, bình yên dưới chân ngọn núi cao thứ 7 ở Việt Nam.

Vào cuối thu, thời tiết thường khô ráo, ít mưa nên thuận lợi cho việc leo núi và khám phá thiên nhiên, cỏ cây hoa lá trên núi Tà Chì Nhù có đỉnh cao 2.979 m so với mực nước biển. Trong hành trình khám phá vừa rồi, chúng tôi đã theo chân các phượt thủ leo núi và phát hiện ra những cánh rừng hoa đua nở trên vùng gần đỉnh núi ở độ cao 2.600-2.900 m, trong đó có một loài hoa dại màu tím trắng chỉ khoe sắc vào dịp này.

Các nhóm leo núi cắm trại qua đêm gần đỉnh núi.
Các bạn trẻ lạc vào “thiên đường” trên núi Tà Chì Nhù.
Đường lên đỉnh Tà Chì Nhù có những con dốc dựng đứng liên tiếp.

Khi leo lên đến gần đỉnh núi, chúng tôi còn được ngắm nhìn các đàn ngựa, dê, bò của người dân ở các bản Mông, Thái quanh núi đang chăn thả. Tại đây, vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, cỏ cây, muôn loài như hòa quyện vào nhau, tạo ra bức tranh sống động, khiến lòng người xốn xang.

Một đàn ngựa của người Mông bên sườn núi.

Từ Hà Nội, du khách có thể đón xe khách ở bến Mỹ Đình đi Nghĩa Lộ hoặc Trạm Tấu với giá vé 150.000-200.000 đồng/người/lượt, sau đó thuê xe máy đi Xà Hồ rồi đến khu Mỏ Chì để bắt đầu hành trình lên núi. Những người có xe máy và ô tô cá nhân sẽ đi theo quốc lộ 32 Hà Nội-Nghĩa Lộ-Trạm Tấu. Nên nghỉ qua đêm ở thị trấn Trạm Tấu để sáng hôm sau đi xe máy vào trung tâm xã Xà Hồ rồi tới Mỏ Chỉ. Lộ trình này dài khoảng 250 km. Thời gian cho chuyến leo núi xuất phát từ Hà Nội là 3 ngày 2 đêm, trong đó thời gian dành cho leo núi là 2 ngày 1 đêm. Những người muốn leo núi Tà Chì Nhù cần tập luyện các bài thể dục, đi bộ, vận động tăng sức bền cho cơ thể trước từ 3-6 tháng. Cần trang bị những dụng cụ chuyên dụng như giày leo núi, gậy, bật lửa, túi/lều ngủ qua đêm, kem chống muỗi, đồ ăn nhẹ, nước uống tăng lực, dụng cụ y tế…Người leo núi bắt buộc phải thuê phu khuân vác dẫn đường là dân bản địa có kinh nghiệm ở xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. Du khách có thể liên hệ với một trong số phu khuân vác uy tín là anh Giàng A Chư theo số điện thoại 0858906900.

Nguyễn Duy-Hải Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trạm biến áp 110kV sân bay Long Thành đóng điện sớm...

0
(SGTT) - Công ty TNHH MTV điện lực Đồng Nai cho biết, trạm biến áp 110kV sân bay Long Thành đã hoàn thành đóng...

Những quán ăn, nhà hàng có phục vụ ẩm thực Lễ...

0
(SGTT) - Nhân dịp Lễ Tạ ơn (một dịp lễ của người Mỹ, năm nay rơi vào ngày 28-11), một số nhà hàng, quán...

Thông xe cầu Rạch Đỉa, nối quận 7 với Nhà Bè

0
(SGTT) - Cầu Rạch Đỉa rộng 2 làn xe nối Nhà Bè với quận 7 vừa được thông xe sáng nay 28-11. Cầu này...

Xăng dầu đồng loạt tăng giá, RON 95-III lên gần 21.000...

0
(SGTT) - Từ 3 giờ chiều nay (28-11), Liên bộ Công Thương - Tài chính đã tăng giá bán lẻ xăng dầu trên cả...

Khi tính chuyện hạn chế, cấm xe máy cần cân nhắc...

0
(SGTT) - Muốn có được sự đồng tình của người dân nói chung về quyết định hạn chế, cấm xe máy thì việc đánh...

Mùa thu hoạch cỏ bàng ở Long An

0
(SGTT) - Trong nhiều năm qua, mùa thu hoạch cỏ bàng trên những cánh đồng ở xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh...

Kết nối