Chủ Nhật, Tháng tư 6, 2025

Lên mạng may quần áo thay vì ra tiệm

Vĩnh Thụy-Linh Nguyễn -

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, thỏa thuận giữa hệ thống bán lẻ Walmart và Bonobos – một thương hiệu quần áo nam kết hợp giữa cửa hàng online và cửa hàng trên phố (guideshops) – có thể sẽ mở ra một xu hướng mới cho lĩnh vực bán lẻ, tờ The Guardian của Anh nhận định.

Đàn ông không thích vào tiệm

mayquanaoquamangKhách có thể đến thử quần áo ở cửa hiệu Bonobos hoặc đặt hàng trực tuyến. Ảnh: AP

Được lập năm 2007, Bonobos nổi tiếng là nhà bán lẻ đồ jeans và quần áo dệt bằng sợi cotton. Phương châm bán lẻ của Bonobos là “dựa trên sự vừa vặn, tập trung vào phong cách và dựa trên dịch vụ”. Những người trong ngành cho biết, Walmart đang dạm mua lại chuỗi bán lẻ trị giá 300 triệu đô la Mỹ với hơn 20 guideshops tập trung tại các thành phố lớn như Chicago, New York và Atlanta.

Nếu thỏa thuận được xác nhận, nó không chỉ đặt nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Bonobos là Andy Dunn đi đầu trong trận đấu trực tuyến của Walmart với Amazon mà còn chứng minh tầm nhìn về hệ thống cửa hàng kết hợp giữa hình thức online và cửa hàng trên phố, vốn đang được kỳ vọng là tương lai của ngành bán lẻ.

Đa phần doanh số của Bonobos đến từ hoạt động bán quần áo qua mạng, với lượng khách chưa bao giờ đến các cửa hiệu của họ. Đó là một dạng “may quần áo qua mạng” khá phổ biến, nhắm vào nhóm khách hàng nam giới, những người không thích đi mua sắm, chứ không phải nữ giới, những người thường “xét tới xét lui trước khi mua”.

Các cửa hiệu của Bonobos hoạt động như gian hàng triển lãm, quảng cáo chứ không trữ hàng. Chúng còn được gọi là “phòng thử quần áo”, là nơi mà khách chỉ đến mặc thử những kiểu quần áo nam giới vốn chú trọng tới tính thời trang và sự vừa vặn. Tại đây có từ áo thun, quần jeans đến veston công sở với các kiểu cà vạt. Khách hàng đặt mua, quần áo sẽ được chuyển đến tận nhà.

Bonobos chú trọng vào sự phục vụ khách hàng theo hướng “nếu bạn mặc vừa một bộ trang phục, thì số đo là chuẩn cho tất cả các kiểu quần áo khác”. Điều này giúp khách chỉ cần được lấy số đo một lần và khỏi phải quay lại “phòng thử quần áo”, trừ phi họ muốn quay lại.

“Ngày xưa, khi nhắc đến trang phục nam giới bạn sẽ nghĩ ngay đến người thợ may trong một cửa hàng nào đó ở góc phố và bạn phải đến cửa hàng đó và gặp người thợ may đó để may quần áo. Đôi khi tương lai bắt nguồn từ quá khứ, nhưng đây là một sự khác biệt”, Dunn phát biểu.

Cạnh tranh với Amazon

Báo Guardian ngày 23-4 dẫn các nguồn tin cho biết thương vụ mua bán sáp nhập này sắp hoàn tất. Thỏa thuận này cũng kích hoạt cuộc cạnh tranh giữa hai người khổng lồ là Amazon với số vốn 423 tỉ đô la Mỹ và Walmart có số vốn 222 tỉ đô la Mỹ. Thị trường chứng khoán Phố Wall có vẻ “kết” Amazon, nhưng Walmart lại hơn Amazon về doanh thu trong năm vừa qua với 13,6 tỉ đô la Mỹ so với 2,4 tỉ đô la Mỹ của Amazon.

Walmart cũng đang mở rộng hoạt động bán lẻ. Tháng 9-2016, nhà bán lẻ này đã hoàn tất thương vụ sáp nhập địa chỉ mua sắm trực tuyến Jet.com với giá 3,3 tỉ đô la Mỹ. Walmart còn chi 70 triệu đô la Mỹ để mua lại diễn đàn bán lẻ giày trực tuyến ShoeBuy và chi 51 triệu đô la Mỹ để mua diễn đàn “may đồ trên mạng” Moosejaw, và cũng đồng ý sáp nhập Modcloth, một nhà sản xuất trang phục nữ theo kiểu xưa.

Marc Lore là nhà sáng lập Jet.com, nay là lãnh đạo mảng thương mại điện tử của Walmart, lý giải rằng các thương hiệu nhỏ hơn sẽ được “nhìn thấy” trên những diễn đàn lớn hơn.

Trong khi đó, Amazon cũng tăng cường rao bán hàng cao cấp qua mạng, tìm những thỏa thuận với các thương hiệu như quần jeans Levi Strauss & Co.

Nhiều người ủng hộ việc kết hợp hai mảng bán hàng trực tuyến và cửa tiệm truyền thống, cho rằng đó có thể là tương lai của ngành bán lẻ của Mỹ vốn đang khó khăn và cần phục hồi. Không ít các cửa hàng trên phố đang trải qua tình trạng “đau khổ” vì sự chuyển hướng của các khách hàng. Các thương hiệu bán lẻ như Sears, Macy’s, American Apparel và Abercrombie & Fitch phải giảm hoạt động, phải đổi qua dạng bán quần áo trực tuyến.

Tại Mỹ, từ tháng 10.2016 đến nay đã có khoảng 89.000 vị trí bán lẻ bị mất. Những người trong ngành dự báo lĩnh vực này sẽ còn mất thêm nhiều cửa hiệu trong năm 2017, nhiều hơn cả lần kinh tế Mỹ suy thoái năm 2008.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu nhanh văn hóa ẩm thực Địa Trung Hải chỉ trong...

0
(SGTT) - Khác với những nền ẩm thực sử dụng nhiều gia vị đậm đà hay cách chế biến cầu kỳ, ẩm thực Địa...

Đoàn tàu đầu tiên chở khối diễu binh, diễu hành dịp...

0
(SGTT) - Trưa nay (5-4), đoàn tàu đầu tiên chở khối diễu binh, diễu hành của Bộ Quốc phòng từ Hà Nội đã đến...

Bữa sáng bình dị với tô cháo bạch quả, giá 12.000...

0
(SGTT) - Chọn giá bán bình dân, quầy ăn núp hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 5 của hai cô người Hoa lúc nào cũng...

TPHCM lỗ 2,2 tỉ đồng sau 4 năm thu phí ô...

0
(SGTT) - Sau bốn năm thu phí ô tô đậu dưới lòng đường, TPHCM ghi nhận khoản lỗ 2,2 tỉ đồng dù doanh thu...

Hà Nội rào chắn quanh quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục

0
(SGTT) - Từ ngày 7-4 đến ngày 30-4, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức rào chắn và hạn chế xe qua khu...

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục bị khởi tố liên quan...

0
(SGTT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can liên quan đến vụ livestream quảng...

Kết nối