Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Lên kế hoạch khám phá ba sự kiện du lịch nổi bật trong năm 2023

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa và Festival Huế là ba sự kiện du lịch nổi bật, hấp dẫn trong năm 2023 mà du khách có thể lên kế hoạch khám phá từ hôm nay.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 có chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, được tổ chức từ ngày 10-3 đến 14-3-2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh Đắk Lắk với chuỗi hoạt động phong phú, đặc sắc.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 có chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, được tổ chức từ ngày 10-3 đến 14-3-2023. Ảnh: Trang thông tin điện tử Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Lắk.

Các hoạt động chính của lễ hội, gồm lễ khai mạc, hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê, hội thảo phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, hội nghị kết nối giao thương quốc tế, triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam” và “Lịch sử cà phê thế giới”, triển lãm trưng bày, hội thi sinh vật cảnh Đắk Lắk.

Ngoài ra, còn có các hoạt động du lịch như hội voi Buôn Đôn, hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk, tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, khám phá các sản phẩm du lịch mới và biểu diễn vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn”.

Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk. Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam.

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Theo Báo Khánh Hòa điện tử, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023 diễn ra chính thức từ ngày 3 đến 6-6, tại TP Nha Trang.

Sẽ có 56 hoạt động tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023. Ảnh: Báo Khánh Hòa điện tử

Khoảng thời gian trước và trong thời gian chính thức diễn ra Festival sẽ có 56 hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, hội thảo, xúc tiến du lịch, thương mại...  Trong đó, có 10 hoạt động hưởng ứng diễn ra trong tháng 6; 16 hoạt động diễn ra trước ngày khai mạc; 30 hoạt động diễn ra trong thời gian chính thức của Festival.

Các sự kiện chính gồm Lễ khai mạc Festival Biển 2023 với chủ đề “Khánh Hòa - Khát vọng phát triển”, diễn ra vào tối 3-6. Trong đó, lần đầu tiên có lễ hội trình diễn ánh sáng nghệ thuật quốc tế; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có chủ đề “Khánh Hòa - Kết nối yêu thương”, diễn ra vào tối 4-6; đại nhạc hội Âm vang đại dương, diễn ra vào tối 5-6; lễ bế mạc Festival Biển 2023 với chủ đề “Khánh Hòa - Đoàn kết vươn tới tương lai”, diễn ra vào tối 6-6.

Festival Huế 2023

Theo Cổng TTĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế, Festival Huế 2023 tập trung các hoạt động kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới; 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được ghi danh vào Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Festival Huế 2023 tập trung các hoạt động kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Ảnh: Hiếu Trương

Lịch trình chuỗi hoạt động trong Festival Huế 2023 bao gồm:

Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” (tháng 1 - 3): tiếp tục tổ chức các lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian đặc thù như đã triển khai trong năm qua. Mở đầu là chương trình Khai mạc công bố Festival Huế 2023 và tái hiện Lễ Ban Sóc. Đặc biệt, lần đầu tổ chức Lễ hội Hoàng mai quy mô toàn quốc, từ 09 đến 19-1-2023 nhằm hướng tới xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam.

Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” (tháng 4 – 6): sẽ là trọng điểm của cả năm, điểm nhấn là Tuần lễ Festival Nghề truyền thống Huế với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” (28-4 đến 5-5-2023), và các hoạt động kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế, 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh.

Vẻ đẹp của rừng Rú Chá, Thừa Thiên - Huế khi vào Thu. Ảnh: Duy Tiến

Lễ hội mùa Thu “Huế vào Thu” (tháng 7 – 9): với điểm nhấn là Lễ hội Áo dài gắn với Tuần lễ Áo dài cộng đồng kết hợp các hoạt động vui Tết Trung Thu như Lễ hội Đèn lồng, Ngày hội Lân và các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân...

Lễ hội mùa Đông “Mùa Đông xứ Huế” (tháng 10 – 12): sẽ tổ chức một số hoạt động lễ hội mới tạo không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế với điểm nhấn là Festival Âm Nhạc quốc tế và Chương trình Countdown chào đón năm mới.

Đăng Huy tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt...

0
(SGTT) - Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí...

Rổ rế bên đường

0
(SGTT) - Ở vùng sông nước, cứ đầu con kênh hoặc đầu con rạch là có tiệm tạp hóa hay quán nước. Có khi...

Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn

0
(SGTT) - Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa...

Độc đáo những cọn nước ở miền núi Nghệ An

0
(SGTT) – Trên hành trình ngược đường 48 lên miền Tây bắc Nghệ An, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn những cọn nước...

Về Thái Bình thăm nhà thờ Bác Trạch

0
(SGTT) - Nhà thờ Bác Trạch tọa lạc tại xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, nổi bật với kiến trúc Gothic...

Về An Giang khám phá nghề dệt thổ cẩm của đồng...

0
(SGTT) - Khi đến thăm làng Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, du khách không chỉ được khám...

Kết nối