Thứ hai, Tháng tư 21, 2025

Lại đùng một cái!

NGỌC HÙNG -

Điệp khúc giá tăng mạnh rồi đột ngột giảm sâu dường như đang lặp lại với thị trường thịt heo mà nguyên nhân được cho là thương lái Trung Quốc ngưng mua.

Ngay tại thời điểm nóng sốt, giá heo hơi tăng liên tục, một số chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo người chăn nuôi cẩn thận khi tái đàn bởi khả năng giảm giá có thể xảy ra. Và thực tế đang diễn ra như vậy.

Ở góc độ thị trường, khi một mặt hàng nào đó đang được tiêu thụ mạnh, giá tăng cao, người sản xuất sẽ tập trung nguồn lực để làm ra sản phẩm đó để đáp ứng. Chuyện giá heo trong ba tháng vừa qua cũng đi theo con đường này.

Nhiều người thắc mắc tại sao cơ quan quản lý lại khuyến cáo người dân phải cẩn thận tăng đàn khi giá heo đang tăng trước nhu cầu tiêu thụ lớn. Câu trả lời nằm trong những bài học nhãn tiền trước đó. Không ít nông dân đã từng trả giá đắt cho sự phụ thuộc vào thị trường này. Không chỉ có thịt heo, nhiều sản phẩm khác như dưa hấu, thanh long, khoai mì, đường… cũng đã từng lâm cảnh nóng-lạnh của thị trường.

Không cần là chuyên gia kinh tế cũng có thể thấy rằng thị trường Trung Quốc mua các loại nông sản của Việt Nam đều làm đúng một công thức. Đó là tập trung mua vào một thời điểm với số lượng lớn, đẩy giá mặt hàng đó tăng nhanh chỉ sau một thời gian ngắn. Thấy mức lợi nhuận lớn, người nông dân tăng quy mô sản xuất.

Đùng một cái, các thương lái Trung Quốc giảm hoặc ngưng mua, khiến giá rớt đột ngột. Điển hình là giá trái thanh long đang ở mức 15.000 đồng/kg, và chỉ sau một đêm đã rơi tự do, xuống còn 2.000-3.000 đồng, nằm chất đống ở vỉa hè. Còn dưa hấu đang bán với giá 8.000 đồng/kg, sau đó giá giảm 75%, khiến nhiều nông dân phải đổ bỏ hoặc làm thức ăn cho trâu bò.

Những người trong ngành cho biết, xuất khẩu tiểu ngạch lúc nào cũng tiềm ẩn những rủi ro đi kèm, doanh nghiệp cũng muốn xuất khẩu chính ngạch nhưng ngặt một nỗi bên mua chỉ đồng ý mua hàng theo tiểu ngạch. Do bị phụ thuộc, bên bán dù không muốn nhưng không thể không đồng ý. Có một thực tế là đa phần nông sản của Việt Nam xuất khẩu ở dạng thô, chưa qua chế biến qua các thị trường, trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn.

Việc thương lái Trung Quốc ồ ạt nhập hàng rồi đột ngột dừng đâu phải lúc này mới thấy, mà đã diễn ra nhiều năm nay. Người bán nông sản trong nước gần như ở thế thụ động trước người mua, và hình như chúng ta chẳng bao giờ thuộc bài khi làm ăn với các thương lái Trung Quốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu hơn vị ngọt được người Nhật khám phá từ 100...

0
(SGTT) - Bên cạnh bốn vị cơ bản trong ẩm thực là mặn, ngọt, chua, đắng, người Nhật Bản đã sáng tạo nên vị...

TPHCM tôn vinh 60 cá nhân tiêu biểu trong suốt 50...

0
(SGTT) - Thành ủy TPHCM vừa thống nhất danh sách tôn vinh 60 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ...

Giá vàng miếng tăng 4 triệu đồng/lượng trong sáng đầu tuần

0
(SGTT) - Sáng đầu tuần (21-4), giá vàng miếng tăng mạnh 3 triệu đồng/lượng sau khi giảm hồi cuối tuần qua. Giá vàng ‘bốc...

Đồng bào Ba Na ‘thay áo mới’ cho nhà rông Kon...

0
(SGTT) - Trăm người như một, tay thoăn thoắt làm việc, tiếng cười giòn giã vang khắp không gian cao rộng. "Trái tim" của...

Công thức món Việt lọt top 50 món ăn làm từ...

0
(SGTT) - Trong danh sách bình chọn 50 món ăn làm từ nghêu ngon nhất thế giới do chuyên trang ẩm thực quốc tế...

Tiệm phở từng là Sở chỉ huy tiền phương của biệt...

0
(SGTT) – Nằm trên đường Lý Chính Thắng (quận 3, TPHCM), tiệm phở Bình không chỉ nổi tiếng với hương vị phở truyền thống...

Kết nối