Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Kỹ sư Việt vào ‘tầm ngắm’ của doanh nghiệp ngoại

(SGTT) - Các nhân sự cấp quản lý cấp trung có chuyên môn cao, kỹ sư hoặc kỹ thuật viên lành nghề trong nước ngày càng được các nhà đầu tư Nhật Bản và doanh nghiệp các nước săn đón, thậm chí là phải tranh giành về.
Doanh nghiệp Nhật Bản và các nước săn tìm các nhân sự cấp quản lý chuyên môn cao, kỹ sư hoặc kỹ thuật viên lành nghề Việt Nam. Ảnh minh họa: TL

Thông tin trên được ông Nobuyuki Matsumoto, Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, cung cấp với KTSG Online trong khuôn khổ công bố kết quả khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nước ngoài năm 2023.

Theo ông Nobuyuki Matsumoto, xu hướng cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào sản phẩm có giá trị gia tăng, sử dụng máy móc công nghệ hiện đại hơn, hoặc đầu tư những dự án mới về công nghệ cao như lĩnh vực bán dẫn, công nghệ mới…

Bởi lẽ thực tế kỹ sư công nghệ thông tin ở Nhật Bản đang thiếu và họ quan tâm nhiều đến Việt Nam với niềm hy vọng sẽ tuyển được nhân sự kỹ thuật này. “Xu hướng này tôi nghĩ sẽ tiếp tục tăng cao trong năm nay và những năm tới”, ông Nobuyuki Matsumoto nói.

Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp Nhật Bản, họ lại đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng được lực lượng nhân sự quản lý cấp trung có chuyên môn cao, đôi ngũ kỹ sư hoặc kỹ thuật viên lành nghề…

“Khó khăn này không xảy ra riêng với các nhà đầu tư Nhật Bản mà tình hình này cũng xảy ra với các doanh nghiệp FDI các nước khác”, ông Nobuyuki Matsumoto nói, và cho biết: “Các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp FDI khác đang săn đón và thậm chí là tranh giành những nhân sự này”.

Do vậy, theo ông Nobuyuki Matsumoto, việc đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cần thiết. “Nguồn nhân lực đóng góp quan trọng trong thu hút đầu tư. Vậy nếu không có đội ngũ kỹ sư công nghệ, quản lý tầm trung có chuyên môn cao… thì khả năng cao doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hướng sang thị trường khác”, ông Nobuyuki Matsumoto, lưu ý.

Vấn đề nhân lực cũng được lưu ý trong kết quả Khảo sát của JETRO. Đó là tại Việt Nam, 42,7% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng họ đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực.

Trong đó, tính theo ngành, tỷ lệ thiếu hụt nhân lực trong ngành phi chế tạo là 45,2%; hơn 60% doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, thông tin truyền thông, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.

Tại Việt Nam đang có 1.336 doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành chế tạo và phi chế tạo tham gia khảo sát trong đợt mới nhất này.

L.Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sợ lỗi thời, nhân viên công nghệ Mỹ sốt sắng đi...

0
(SGTT) - Nhân viên công nghệ ở Mỹ đang sốt sắng trang bị lại kỹ năng trong thời kỳ mà mọi công ty công...

Đua ‘săn’ nhân lực trước dòng chảy vốn vào công nghệ...

0
(SGTT) - Dòng chảy đầu tư vào điện tử, data center, và đặc biệt là công nghệ vi mạch bán dẫn… đặt ra nhiều...

Đào tạo nhân lực bán dẫn và cuộc ‘chạy đua’ với...

0
(SGTT) - Việt Nam đang đặt mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030, trong khi hiện mới có...

Nhân lực ngành bán dẫn cần kế hoạch đào tạo ‘bắt...

0
(SGTT) - Việt Nam đang thu hút các nhà sản xuất ngành công nghiệp bán dẫn quốc tế đến đầu tư. Để nắm bắt...

Làm việc nhiều giờ hay làm việc thông minh?

0
(SGTT) - Chăm chỉ làm nhiều hay lựa chọn làm ít mà hiệu quả luôn là câu hỏi tranh luận từ rất lâu. Bài...

Làm việc từ xa giúp doanh thu công ty tăng trưởng...

0
(SGTT) - Doanh thu ở các công ty cho phép nhân viên làm việc linh động hoàn toàn tăng trưởng với tốc độ nhanh...

Kết nối