Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

Kiến nghị siêu thị, cửa hàng và shipper tại TPHCM được hoạt động tới 21:00

Sở Công Thương TPHCM kiến nghị cho phép siêu thị, cửa hàng và shipper được hoạt động tới 21:00 mỗi ngày sau hai tuần triển khai phương thức “đi chợ giùm”.

Sở Công Thương TPHCM cho biết để tiếp tục bảo đảm tình hình cung ứng hàng hóa cho người dân trên cơ sở phát huy các hệ thống phân phối hiện có của TPHCM và đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) chuyên nghiệp để phân phối hàng hóa, Sở Công Thương đã đề xuất UBND TPHCM cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm được mở rộng thời gian và phương thức hoạt động trở lại từ 6:00 đến 21:00 hàng ngày (thay vì đến 18:00 như hiện nay).

Đồng thời, Sở kiến nghị cho phép đội ngũ shipper hoạt động theo phạm vi 1 quận, huyện, thành phố Thủ Đức trong khoảng thời gian từ 6:00 đến 21:00 hằng ngày để hỗ trợ phân phối hàng hóa kịp thời đến người dân.

Số liệu tổng kết của Sở Công Thương cho thấy trong hai tuần (từ ngày 23-8 đến 6-9), tổng nhu cầu đặt hàng “đi chợ giùm” trên toàn địa bàn đạt 1.943.679 hộ, chiếm 77,24% tổng số hộ dân trên địa bàn TPHCM.

Sở Công Thương TPHCM kiến nghị cho phép shipper được hoạt động tới 21:00 mỗi ngày. Ảnh: Minh Hoàng

Trong tuần đầu triển khai chương trình “đi chợ giùm”, số đơn hàng đăng ký chuyển các hệ thống phân phối bình quân 87.773 hộ/ngày, đã tăng lên 104.178 hộ đăng ký/ngày khi sang tuần thứ hai.

Riêng trong ngày 5-9 có 96.398 hộ đăng ký “đi chợ giùm”, tăng 17,98% so với ngày hôm trước. Kết quả, có 103.155 hộ được cung ứng hàng hóa, tỷ lệ đạt 107,0% số hộ đăng ký (trong đó có 6.757 lượt đăng ký của những ngày trước được giải quyết).

Ngoài ra, với sự tham gia hỗ trợ cung ứng, vận chuyển hàng hóa của lực lượng shipper thì sau 7 ngày được hoạt động, với số lượng khoảng hơn 10.000 shipper đã giải quyết được hơn 1 triệu đơn hàng cho người dân.

Về tình hình cung ứng hàng hóa, từ ngày 23-8 đến nay, đã tổ chức “đi chợ giùm” cho hơn 1,3 triệu hộ dân (đạt tỷ lệ 99% trong tổng số hộ đăng ký). Nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa không bị gián đoạn, đứt gãy, đáp ứng nhu cầu hàng hóa, lương thực thực phẩm cho người dân, TPHCM đã mở rộng cho phép một số nhân viên của mạng lưới cung ứng hàng hóa cùng phương tiện được lưu thông.

Thành phố đã bổ sung 20.000 giấy đi đường cho nhân viên hệ thống bán lẻ và cho phép đội ngũ shipper được hoạt động để hỗ trợ các lực lượng tại địa phương.

Phương thức “đi chợ giùm” mua theo combo ban đầu cũng gây khó khăn cho người dân trong điều kiện người dân cần phải tính toán tiết kiệm chi tiêu, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết. Tình trạng này đã được khắc phục một phần nhờ đội ngũ shipper giao hàng và cho mua theo nhu cầu từng mặt hàng.

Bên cạnh đó, hiện vẫn còn một số cửa hàng cung ứng lương thực, thực phẩm có tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ những mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả. Số lượng nhân viên soạn hàng và giao hàng của các siêu thị, cửa hàng còn ít, lực lượng tổ dân phố hỗ trợ chưa chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm, dẫn đến số đơn hàng hoàn thành giao cho các phường và người dân chưa cao. Tại một số địa phương, tỉ lệ đáp ứng đơn hàng còn thấp như huyện Bình Chánh (78,4%), quận Phú Nhuận (85,5%)…

Song song với phương thức “đi chợ giùm”, Sở Công Thương TPHCM đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ khác, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân, bao gồm: bán hàng lưu động theo combo, giao hàng qua shipper; siêu thị 0 đồng, dự án “chợ nghĩa tình”…

Trong thời gian TPHCM siết giãn cách, người dân không được ra đường mua sắm, mà thực hiện theo phương thức “đi chợ giùm”, với tần suất 1 đến 2 lần/tuần. Theo đó, người dân có nhu cầu sẽ đăng ký cho Tổ hậu cần, Tổ cộng đồng… của phường/ xã tổng hợp (theo combo), sau đó phường/ xã chuyển đến hệ thống phân phối đế lấy hàng. Sau khi nhận hàng từ các siêu thị, cửa hàng tiện lợi/bình ổn, lực lượng này sẽ chuyển hàng trực tiếp đến từng hộ gia đình.

Chánh Trung

Theo Kinh Tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Cần Thơ trao giải Búa liềm vàng năm 2024 cho 50...

0
(SGTT) - Nhằm khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Bộ Công Thương: Thận trọng khi mua sắm trên các nền...

0
(SGTT) - Theo Bộ Công Thương, người tiêu dùng nên thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương...

Kết nối