Thứ tư, Tháng tư 23, 2025

Khuyến cáo người dùng không sử dụng 12 loại sữa giả, 72 loại đang điều tra

A.I
(SGTT) - Bộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả và không nên dùng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra.
Bộ Công an công bố danh sách 12 loại sữa giả và 72 loại sữa đang điều tra. Ảnh: TL

Ngày 22-4, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết và khuyến cáo người dân về đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group, TTXVN đưa tin.

Trong vụ án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt nhiều nghi phạm và thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột cùng hơn 26.000 lon sữa.

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, cơ quan điều tra đã xác định 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa bột) có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả về chất lượng.

Hiện nay, nhiều người nổi tiếng, có uy tín như biên tập viên, diễn viên, người có sức ảnh hưởng, bác sĩ... tham gia quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm thực phẩm.

Thời gian qua, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng quyết liệt xử lý các hành vi lợi dụng uy tín để quảng bá, buôn bán hàng giả, thực phẩm giả, góp phần làm lành mạnh thị trường sản xuất, kinh doanh.

Do vụ án đang trong quá trình điều tra, Bộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả và không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra.

Khi mua sữa, người tiêu dùng cần thận trọng và có trách nhiệm với sức khỏe của mình, nên chọn thương hiệu uy tín, địa chỉ rõ ràng, tránh mua hàng không rõ nguồn gốc.

Nếu phát hiện vi phạm quảng cáo sai sự thật hoặc kinh doanh thực phẩm không hợp pháp, người dùng cần thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Bộ Công an yêu cầu các cá nhân nổi tiếng, có uy tín và ảnh hưởng trong xã hội, trên không gian mạng, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật khi tham gia quảng cáo.

Người có sức ảnh hưởng cần cẩn trọng và có trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, không được cung cấp thông tin sai lệch, “thổi phồng” về tính năng, tác dụng của sản phẩm mà không có cơ sở khoa học và tài liệu chứng minh.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xác minh, điều tra triệt để, xử lý nghiêm.

Bình Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cục An toàn thực phẩm bày cách tránh mua phải sản...

0
(SGTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 790/ATTP-SP hướng dẫn người dân kiểm tra...

Bộ Y tế công bố 21 sản phẩm thuốc giả

0
(SGTT) - Theo Cục Quản lý dược, trong số 21 sản phẩm thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ có 4...

Bác sĩ, dược sĩ không được quảng cáo thực phẩm chức...

0
(SGTT) - Trước tình trạng có một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm...

Bộ Y tế đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm...

0
(SGTT) - Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà...

Bác sĩ cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi...

0
(SGTT) - Việc sử dụng sữa giả, không đạt chuẩn chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và...

Gần 600 loại sữa bị làm giả với số lượng lớn,...

0
(SGTT) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và...

Kết nối