Thứ ba, Tháng tư 8, 2025

Khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm trước năm 2030

Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng cấp và đưa tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm phục vụ du lịch. Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo phương thức PPP, tổng vốn đầu tư cho dự án này là gần 30.000 tỉ đồng.
Trên thế giới chỉ có hai tuyến đường sắt răng cưa là Đà Lạt – Tháp Chàm (ảnh) và tuyến qua đèo Furka ở Thuỵ Sĩ. Ảnh tư liệu

TTXVN đưa tin, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm phục vụ du lịch.

Ngoài mục tiêu trên, tại Kế hoạch số 7146/KH-UBND ngày 18-8-2023, UBND tỉnh Lâm Đồng còn đặt ra mục tiêu đến năm 2045, phấn đấu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt bao gồm cả các tuyến đường sắt đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ theo các quy hoạch được phê duyệt. Nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh Lâm Đồng đặt ra cho giai đoạn 2023 – 2030 là khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm phục vụ du lịch; nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt đô thị monorail ga Đà Lạt – sân bay Liên Khương.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải cho biết dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt đã có nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu và đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Theo đó, đầu năm 2023, Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng trình Bộ Giao thông vận tải dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo phương thức PPP.

Theo báo cáo tiền khả thi, tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt đi qua thành phố Phan Rang, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) rồi qua huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Toàn bộ tuyến đường sắt có chiều dài hơn 83 km, dự kiến có 16 ga và trạm khách, bổ sung hai ga và hai trạm khách so với tuyến cũ. Đường khổ rộng 1m, tốc độ thiết kế 30 – 60 km/h, sử dụng đầu máy diesel và toa xe tải trọng nhẹ. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 1-2025 đến 6-2029.

Dự án có hai hợp phần gồm hợp phần khôi phục đoạn tuyến từ ga Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến ga Trại Mát (Đà Lạt – Lâm Đồng) dài hơn 76 km và khôi phục và xây dựng mới cầu, hầm, nhà ga… Hợp phần thứ hai là nâng cấp đoạn tuyến từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt. Đoạn tuyến này hiện đang khai thác dài 6,7 km và tôn tạo, bảo tồn các ga Đà Lạt, Trại Mát.

Theo báo cáo tiền khả thi của nhà đầu tư, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 28.980 tỉ đồng; trong đó, chi phí xây dựng hơn 4.510 tỉ đồng và thiết bị 9.240 tỉ đồng. Nhà đầu tư đề xuất ngân sách Nhà nước tham gia dự án khoảng 2.160 tỉ đồng và nhà đầu tư dự kiến vay khoảng 22.800 tỉ đồng.

N.Tân

Theo Kinh tế Sài Gòn Online 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đường sắt Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh sẽ đầu tư sau...

0
(SGTT) - Theo Bộ Xây dựng, dự án đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được xem...

Đường sắt Bắc – Nam thông tuyến trở lại sau tai...

0
(SGTT) - Sau hơn 1 ngày cứu hộ và khắc phục, tuyến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đã thông tàu sau...

Hơn 200.000 tỉ đồng làm tuyến đường sắt kết nối với...

0
(SGTT) - Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với mục tiêu kết nối với cảng...

Đến 2030, ngành đường sắt sẽ đóng các toa tàu khách...

0
(SGTT) - Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tập trung...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội –...

0
(SGTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,...

TPHCM đề xuất thành lập tập đoàn đường sắt đô thị...

0
(SGTT) - Việc xây dựng đề án lập tập đoàn đường sắt đô thị sẽ triển khai song song với tiến trình chuẩn bị...

Kết nối