Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Khó giảm kẹt xe khi thu phí ô tô vào trung tâm thành phố

(SGTT) – Trong khi hệ thống giao thông công cộng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thì việc thu phí phương tiện giao thông khi vào khu vực trung tâm thành phố sẽ gây tác động lớn đến cuộc sống của người dân, doanh nghiệp.

Thu phí từ 40.000 đến 70.000 đồng đối với ô tô trung tâm TPHCM

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa báo cáo UBND TPHCM việc lập dự án thu phí ô tô vào khu vực trung tâm thành phố, sau khi Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) là nhà đầu tư đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BLT (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ).

Theo đó, ITD dự kiến áp dụng thu phí trong hai khung giờ cao điểm là 6:00-9:00 và 15:00-19:00, với mức phí thấp nhất 40.000 đồng cho ô tô con và 70.000 đồng với xe tải, xe khách, bao gồm cả ô tô biển xanh. Đối với taxi đăng ký tại TPHCM sẽ được giảm phí, tạm tính là 20.000 đồng mỗi xe. Xe buýt cùng các loại phương tiện thuộc nhóm ưu tiên như cứu hoả, cứu thương... được miễn phí. Việc thu phí chỉ áp dụng với xe vào khu trung tâm.

TPHCM dự kiến áp dụng thu phí trong hai khung giờ cao điểm là 6:00-9:00 và 15:00-19:00, với mức phí cao nhất là 70.000 đồng.

Cụ thể, phương án thiết kế, hệ thống cổng thu phí sẽ bố trí trên vành đai gồm các tuyến đường: Hoàng Sa men theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến đường Nguyễn Phúc Nguyên giao Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Một số cổng thu phí bố trí trên các đường thường ùn tắc.

Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức PPP, hợp đồng BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao) trong 10 năm, tổng kinh phí 2.274 tỉ đồng. Trong đó, vốn đầu tư ban đầu khoảng 478 tỉ đồng và tổng chi phí vận hành trong 10 năm gần 1.800 tỉ đồng.

Phí chồng phí và tạo thêm áp lực

Hiện nay, nhiều người lo lắng, việc thu phí phí ô tô vào khu trung tâm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân, doanh nghiệp trong cả khu vực nội đô lẫn ngoại thành.

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Hồ Văn Giang, ở quận 12, TPHCM, cho rằng nếu dự án được triển khai, mỗi tháng ông phải mất thêm 1 triệu 200 ngàn đồng tiền phí qua trạm khi di chuyển vào trung tâm thành phố để làm việc. Theo ông Giang, mức phí cấp mới biển số ô tô con tại TPHCM (khu vực I) là 20 triệu đồng, cao hơn các khu vực II, III thì đến nay phải chịu thêm phí khi di chuyển vào trung tâm thành phố thì không hợp lý.

Ngoài ra, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới người dân có nhà ở vùng ven thành phố khi hàng ngày đi ô tô cá nhân để vào nội thành làm việc.

Mỗi ngày hàng ngàn người dân sinh sống tai các khu vục vùng ven di chuyển vào trung tâm thành phố để làm việc.

“Hiện nay, việc mở rộng không gian đô thị, giãn mật độ dân cư đến những vùng ngoại thành như huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ đang được thành phố triển khai. Do đó, khả năng người dân quay trở lại khu vực trung tâm để thuê, mua nhà sinh sống cho đỡ tốn chi phí đi lại là điều có thể xảy ra nếu thành phố thu phí xe ra vào nội thành”, ông Giang nói.

Cùng chung quan điểm, tài xế Nguyễn Thanh Duy, ở TP Thủ Đức, cho rằng việc đặt 34 trạm thu phí trên vành đai vào trung tâm rất có thể sẽ gây nên tác dụng ngược. Cụ thể, khi đó nhiều xe ô tô sẽ chọn đi đường vòng là các tuyến đường lân cận để né trạm làm tình trạng giao thông trở nên lộn xộn hơn vào giờ cao điểm.

“Tôi thấy việc này chỉ có tác dụng điều chỉnh hướng đi của phương tiện ra khỏi khu vực trung tâm chứ không giải quyết được vấn đề giảm kẹt xe hay hạn chế số lượng phương tiện cá nhân. Thay vào đó thành phố nên đầu tư nâng cấp các dịch vụ giao thông công cộng sao cho đồng bộ và thuận tiện hơn cho người dân thì sẽ giải quyết được các vấn đề trên”, tài xế Duy nói.

Người dân cho rằng thành phố nên đầu tư nâng cấp các dịch vụ giao thông công cộng một cách đòng bộ và thuận tiện hơn.

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng khi dự án được chấp thuận sẽ gây khó khăn, tốn kém thời gian và tiền bạc khi doanh nghiệp phải cõng thêm chi phí khi cho xe lưu thông qua các trạm thu phí mỗi ngày. Ngoài ra, việc thêm chi phí vận hành khiến doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm sản xuất, dịch vụ để cân đối tài chính công ty nếu không muốn bị lỗ.

“Việc thu phí ô tô vào khu trung tâm thành phố khiến cho phí chồng thêm phí, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn vì khủng hoảng kinh tế do Covid-19”, anh Hoàng Minh Tùng, Giám đốc công ty dệt may ở quận 8 chia sẻ.

Bạn có ủng hộ phương án thu phí ô tô vào trung tâm thành phố

Xem kết quả

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngành giao thông đặt mục tiêu giảm 45,62 triệu tấn CO2...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định số 1191/QĐ-BGTVT về kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà...

Các hãng xe ô tô mang gì mới đến Vietnam Motor...

0
(SGTT) - Ngày 23-10-2024, Triển lãm Ô tô & Xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam Motor Show 2024) chính thức khai mạc tại Trung...

Hyundai Santa Fe thế hệ mới ‘lột xác’ có giá tăng...

0
(SGTT) - Ngày 18-9, Liên doanh giữa Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor giới thiệu mẫu xe All New Santa Fe với 5...

Thị trường ô tô: Đại lý chờ khách, khách chờ chính...

0
(SGTT) - Việc kỳ vọng lệ phí trước bạ tiếp tục được giảm 50% trong vòng 6 tháng tới với xe sản xuất, lắp...

Điểm bất cập trong quyết định tắt số giây đếm ngược...

1
(SGTT) - Trung tâm Quản lý giao thông đô thị thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM bắt đầu thí điểm không đếm ngược...

Vẫn chưa mở được ‘nút thắt’ thiếu cát

0
(SGTT) - Các công trình giao thông trọng điểm ở phía Đông và miền Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục bị thiếu cát. Thiếu...

Kết nối