Thứ hai, Tháng hai 10, 2025

Khi “ông lớn” giành nhau bán tạp hóa trên mạng

Kim Hương -

Tập đoàn Thương mại điện tử Alibaba và đối thủ chính của họ là JD.com đang phải giành nhau thị trường bán hàng tạp hóa trên mạng, bằng cách sử dụng một hình thức dịch vụ giao hàng được xem là mới.

gi_nh-gi_t-ph_n-b_nh-b_n-h_ng-t_p-h_a-tr_n-m_ng Ở Trung Quốc, rất nhiều người tiêu dùng vẫn còn dựa cậy chợ gần nhà.  Ảnh: AFP

Tập đoàn Alibaba thực tế không bán sản phẩm mà là kết nối người bán với người mua, kiếm tiền qua quảng cáo và các dịch vụ khác cung cấp cho hàng triệu cá nhân sử dụng thị trường. Trong khi đó, JD.com mua hàng từ các nhà cung cấp rồi bán trực tiếp cho khách hàng. JD.com còn duy trì thị trường cho các hãng bán hàng và trả hoa hồng cho họ. Hai “ông lớn” này đang cạnh tranh nhau thị phần trong lĩnh vực thương mại điện tử và nay, cuộc so găng mới của họ tiếp tục diễn ra ở lĩnh vực giao hàng tạp hóa.

Để cạnh tranh, Alibaba và JD.com đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giao hàng. Các đơn vị khởi nghiệp này không cần kho lạnh. Họ cử người giao hàng dùng xe máy đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để lấy hàng tạp hóa đựng trong bao mà nhân viên kho giao cho. Tại hàng trăm thành phố Trung Quốc, người mua sắm có thể bấm vào một ứng dụng trên điện thoại di động và chỉ trong 60 phút, hàng tạp hóa xuất hiện trước cửa nhà họ.

Tờ The Wall Street Journal cho rằng, các công ty khởi nghiệp có được tiền bằng cách tính tiền công giao hàng và hưởng hoa hồng bán được hàng của các nhà bán lẻ. Nói chung, một lần giao hàng được tính công khởi điểm khoảng 0,7 đô la Mỹ. Phí giao hàng như thế là rẻ so với các đơn vị khởi nghiệp ở Mỹ (thường vào khoảng 14-99 đô la/tháng hoặc 149 đô la/năm). Zhang Ying, người lập công ty khởi nghiệp Quick Bee ở Trung Quốc sử dụng chủ cửa hàng bán lẻ nhỏ làm người giao hàng tạp hóa, nói: “Dạng tiền công này là một giấc mơ đối với chúng tôi”.

Ở Trung Quốc, một nền văn hóa tiêu dùng và tiền công thấp hơn đã được áp dụng, ví dụ để đặt món thịt ở nhà hàng thông qua ứng dụng điện thoại di động, nhưng mô hình kinh doanh này có tiềm năng phá rối dịch vụ giao hàng truyền thống ở Trung Quốc vốn có chi phí thấp hơn và tính hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, đó là những thách thức và là một câu hỏi lớn: liệu người mua sắm Trung Quốc có sẵn sàng mua hàng tạp hóa trên mạng?

Với thị trường thương mại điện tử chưa ưng hình thức mua sắm hàng tạp hóa qua mạng, trong 15 năm qua, các “ông lớn” ngành thương mại điện tử Alibaba và JD.com đã thu hút 460 triệu người Trung Quốc mua quần áo, đồ nội thất và đồ dùng điện ở Taobao, JD Mall.

Một môi trường bán lẻ giúp thúc đẩy bùng nổ thương mại điện tử ở Trung Quốc, và có nhiều người giao hàng tính tiền công rẻ. Năm ngoái, các người giao hàng đã chuyển hơn 30 tỉ bao hàng, tức chiếm khoảng 40% tổng số vụ giao hàng của thế giới.

Nhưng về hàng tạp hóa, đa số người Trung Quốc vẫn dựa vào chợ gần nhà. Tuy nhiên, đang có sự thay đổi: hồi năm ngoái, người mua sắm đã chi 90,5 tỉ nhân dân tệ (13,1 tỉ đô la Mỹ) để mua hàng tươi trên mạng, tăng 86% so với năm trước, theo Công ty Nghiên cứu iResearch.

Kai-Fu Lee, Tổng giám đốc Công ty Sinovation Ventures và là nơi lập công ty khởi nghiệp giao hàng tạp hóa qua mạng Dianwoda, nói: “Đấy là một cách kinh doanh nhiều hứa hẹn nhưng khó nhằn”. Nhưng ông cũng nói: “Sự thay đổi hành vi người tiêu dùng về giao thức ăn là một cơ hội độc đáo cho Trung Quốc”.

Alibaba và JD.com cấp vốn, đơn đặt hàng và dữ liệu cho các đơn vị khởi nghiệp, để giúp họ điều hành hệ thống giao hàng hiệu quả hơn dịch vụ giao hàng kiểu cũ, mà không phải tốn tiền trả lương bổng. Ví dụ với sự hỗ trợ của dữ liệu lớn và các thuật toán, dịch vụ giao hàng mới có thể giao nhiều hàng trong một cuốc xe hơn hệ thống giao hàng hiện tại.

Công ty Dianwoda (ở Hàng Châu) hồi năm ngoái đã kiếm được hơn 1 tỉ nhân dân tệ (150 triệu đô la Mỹ) do Alibaba cấp vốn. Công ty này do Alibaba và các chi nhánh nắm 2/3 quyền kiểm soát, đã thuê hơn một triệu người giao hàng ký hợp đồng ở hơn 100 thành phố Trung Quốc, để giao hàng cho Taobao của Alibaba và cho các doanh nghiệp khác có Alibaba cấp vốn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Siết chặt quản lý flycam: cần nhưng không nên ôm đồm

0
(SGTT) - Quản lý việc đăng ký và bằng lái phương tiện bay là cần thiết nhưng không nên ôm đồm, không khéo trong...

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới: kiểm soát điện thoại...

0
(SGTT) - Một số kẻ gian cố tình nhập sai mật khẩu khiến tài khoản người dùng bị khóa, sau đó đóng vai nhân...

Đề xuất phát triển TOD tại ngã tư Hàng Xanh –...

0
(SGTT) - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) đề xuất phát triển ngã tư Hàng Xanh - quốc...

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song...

0
(SGTT) - Du khách từ 10 quốc gia ASEAN, bao gồm Việt Nam, được miễn thị thực khi đến Tây Song Bản Nạp - ...

Nhà bán hàng online ‘xoay chiến thuật’ với xu hướng tiêu...

0
(SGTT) - Mua hàng qua video sẽ là xu hướng mới được các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tập trung khai thác. Nhà...

Khám phá ẩm thực địa phương thuộc top ’10 điểm đến...

0
(SGTT) - Mới đây, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam vừa được nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com vinh danh là một trong "10...

Kết nối