Chủ Nhật, Tháng mười hai 1, 2024

Khí hậu gây khủng hoảng

HỒNG QUÂN -

Ở Syria, mùa mưa bắt đầu vào tháng 11 của mùa đông và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Chỉ một phần ba tổng số trang trại của đất nước này có hệ thống thủy lợi tưới tiêu, phần còn lại phụ thuộc vào “ông trời” cung cấp theo mùa, nhưng ngay cả trong những năm tốt cũng không có nhiều mưa. Vùng Đông Bắc của Al-Hasakah, nơi trồng nhiều lúa mì ở Syria, nhận trung bình khoảng 254 mm lượng nước mưa mỗi năm (so với TPHCM có lượng mưa trung bình gần 2.000 mm/năm).

syriaBiến đổi khí hậu khiến nhiều người dân Syria phải bỏ xứ mà đi.

Vào mùa đông năm 2007, không có giọt mưa nào rơi xuống Syria. Đất nước này lần đầu tiên trải qua mùa đông khô kiệt nhất từng được ghi nhận. Năm sau đó còn tồi tệ hơn, các vụ mùa lúa mì thất bát, nhiều nông dân mất đàn gia súc và giá hàng hóa cơ bản tăng gấp đôi. Vào hè năm 2008, Bộ trưởng Nông nghiệp Syria đã nói với các chuyên gia nông nghiệp Liên hiệp quốc rằng những hậu quả của hạn hán, cả về mặt kinh tế và xã hội, đã “vượt quá khả năng xử lý của quốc gia chúng tôi”. Hạn hán tiếp tục kéo dài suốt mùa đông tiếp theo và thêm một mùa đông sau đó. Hàng trăm ngàn người từ bỏ quê nghèo nông thôn và đi lên các vùng phố thị như Homs, Damascus và Aleppo. Ở nơi đó, họ nhập hội cùng hơn một triệu người tị nạn Iraq giống họ, đang tuyệt vọng.

Sức tàn phá của hạn hán tại Syria đã làm tăng đột biến giá thực phẩm, làm con người phải bỏ xứ ra đi, làm tăng dân cư ở các thành phố vốn đã đông đúc. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry gần đây cho rằng đây không phải là “sự trùng hợp”, mà trước khi chiến tranh nổ ra, nước này đã có bốn năm hạn hán, không có giọt mưa nào. Ông Kerry cũng cho rằng trong thế giới đang kết nối chặt chẽ chưa từng có như ngày nay, về kinh tế, công nghệ thì sự mất ổn định bất kỳ nơi đâu cũng có thể là mối đe dọa cho sự ổn định ở khắp mọi nơi. Ba ngày sau khi ông Kerry nêu những nhận xét trên, các cuộc khủng bố ở Paris đã diễn ra.

Đầu tháng 12 vừa qua, khi các vòng hoa tiễn biệt những người xấu số ngày càng chất đầy trên quảng trường Place de la Republique, Pháp, các nhà lãnh đạo thế giới đã tụ họp tại Paris để cố gắng đạt được hiệp ước về biến đổi khí hậu tại hội nghị COP21. Mỗi quốc gia đã được yêu cầu đệ trình kế hoạch giảm lượng phát thải khí nhà kính. Những kế hoạch này sau đó sẽ được đưa vào một khung chương trình rộng hơn. Đến nay, đã có khoảng 170 quốc gia gửi chương trình mục tiêu của mình. Mỹ đã cam kết giảm lượng phát thải của mình còn 26%, dựa trên con số căn cứ của năm 2005, trong khi các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cho biết họ sẽ cắt giảm đi lượng phát thải 40%, so với con số căn cứ thấp hơn của năm 1990. Trung Quốc, nơi phát thải lớn nhất thế giới, cũng hứa sẽ điều chỉnh lượng phát thải cacbon.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề lớn có khả năng phá vỡ các cam kết trên. Khá nghịch lý là một trong số đó là những kế hoạch nộp lên vẫn chưa phải là kế hoạch hoàn chỉnh. Một số nghiên cứu độc lập đã kết luận rằng ngay cả khi mỗi quốc gia đạt được mục tiêu đề ra thì hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn rất có thể xảy ra, đẩy nhiệt độ trái đất lên cao thêm hơn 20C. Đây là giới hạn mà nhiều nhà lãnh đạo thế giới đang họp tại Paris cách nay năm năm từng cam kết sẽ “không để vượt qua”.

Một vấn đề khác là tiền. Các nước đang phát triển đến nay chưa đóng góp gì nhiều về biến đổi khí hậu, nhưng lại là những quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nhất. Các quốc gia này được hứa hẹn một trăm tỉ đô la Mỹ mỗi năm để giúp đối phó với các vấn đề như mực nước biển dâng cao và có được những hệ thống năng lượng sạch hơn. Nhưng chỉ mới có một phần nhỏ của số tiền trên được hiện thực hóa.

Quay về với miền đất Syria. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Đại học Loyola Marymount và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ đã kết luận rằng sự nóng lên toàn cầu khiến các thành phố vùng vịnh Ba Tư như Abu Dhabi, Dubai và Dhahran hầu như sẽ không thể sống trong vài thập kỷ tới. Họ cho rằng: “Có thể so sánh khí hậu trong tương lai của nhiều địa điểm ở Tây Nam châu Á sẽ giống khí hậu hiện nay của sa mạc miền Bắc vùng Afar nằm về phía châu Phi của biển Đỏ, là khu vực không có người ở”.

Một trong những dự đoán đáng lo nhất chính là biến đổi khí hậu sẽ buộc hàng triệu, thậm chí hàng chục hoặc hàng trăm triệu người phải bỏ xứ để đi tìm vùng đất ở mới. Và trong một thế giới “kết nối chặt chẽ, đan xen chưa từng có”, người ta cũng sẽ không thể ngăn chặn và loại trừ thiên tai. Có lẽ vào giữa thế kỷ này, các cuộc khủng hoảng người tị nạn như ở Syria sẽ là chuyện xảy ra định kỳ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dạo quanh Chợ Lớn, nhớ thử vị bánh cuốn bách hoa...

0
(SGTT) - Mở bán hơn 40 năm qua, thương hiệu bánh cuốn Soái Kình Lâm trong khu Chợ Lớn gây ấn tượng cho thực...

Bức tranh cuối mùa Thu tại Budapest

0
(SGTT) - Cuối Thu, thành phố Budapest - thủ đô của Hungary, khoác lên mình sắc lá vàng rực rỡ, làm nổi bật vẻ...

Thay đổi lịch trả lương hưu, trợ cấp từ ngày 1-12

0
(SGTT) - Một số địa phương đã có thông báo lịch trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vào tháng 12-2024. Đáng...

Đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp...

0
(SGTT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định nhằm điều chỉnh lại các mức thuế suất,...

Hiểu hơn thực phẩm siêu chế biến trong thực đơn ăn...

0
(SGTT) - Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, một số người thường chọn thực phẩm siêu chế biến để tiết kiệm thời gian...

Từ năm 2025, lái xe với tốc độ bao nhiêu là...

0
(SGTT) - Từ năm 2025, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham...

Kết nối