Thứ bảy, Tháng mười một 9, 2024

Khám phá vẻ đẹp bi hùng và quyến rũ của Côn Đảo

(SGTT) - Côn Đảo là một quần đảo ngoài khơi bờ biển Nam Bộ, cũng là một huyện hành chính trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, còn nhiều nét hoang sơ mà còn là vùng đất lưu giữ những dấu tích cách mạng đầy bi tráng trong lịch sử dân tộc.

Dấu tích anh hùng và một thời hoa lửa

Ở tại đây, từ những năm 60 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã cho xây dựng một hệ thống nhà tù quy mô lớn để giam giữ, khổ sai tù nhân chính trị, tử tù… Nhà tù Côn Đảo trong suốt hơn 110 năm thực thi nhiệm vụ của nó (tính đến năm 1975) được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, đã đặt chân đến thì không mơ có ngày trở về.

Nhà tù Côn Đảo vừa toát ra một vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, vừa ấm nóng ý chí quật cường của những người cách mạng từng một thời bị đày ải ở nơi này. Nơi đây là chứng tích lịch sử để thế hệ sau hiểu rõ những gian khổ, hy sinh của bậc cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Dinh thự Chúa Đảo, người được trao quyền kiểm soát Côn Đảo cũng như hệ thống nhà tù tại đây dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Trại Phú Hải, trại giam lâu đời nhất trong hệ thống nhà tù Côn Đảo. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Trại Phú Hải có hai dãy nhà giam nằm đối diện nhau với tổng cộng 10 phòng giam lớn. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Hành lang của một dãy nhà giam. Các nhà giam kiểu Pháp thường có diện tích rất lớn để giam giữ nhiều người tù cùng một chỗ. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Không gian bên trong một phòng giam lớn ở trại Phú Hải. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Những người tù đều bị cùm chân nên cử động vô cùng khó khăn. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Bên trong một phòng giam đặc biệt có tên gọi “hầm xay lúa”. Tù nhân phải lao động liên tục 18 tiếng một ngày ở đây. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Khu đập đá của trại Phú Hải. Tại đây năm 1908, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã bị Pháp bắt lao động khổ sai. Cụ đã sáng tác bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” chính tại nơi này. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Trại Phú Tường được xây dựng năm 1940. Bên trong trại có khu biệt lập được giấu kín suốt nhiều năm được gọi là “chuồng cọp kiểu Pháp”. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Chuồng cọp kiểu Pháp gồm hai khu, mỗi khu lại có 60 phòng giam (bên trái) và 30 phòng phơi nắng để tra tấn người tù cách mạng. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Người tù ở phòng phơi nắng không những phải chịu sự đày đọa của thời tiết từ ngày sang đêm mà còn phải chịu sự đánh đập dã man của bọn cai ngục. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Đây là tầng giám sát phía bên trên những phòng giam. Tất cả các phòng giam đều có chấn song ở phía trên, quân cai ngục sẽ dễ dàng quan sát động tĩnh bên dưới. Chúng sử dụng giáo nhọn để trấn áp tù nhân. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Những bức tường cao, dày được làm bằng đá, bên trên có thủy tinh và cả thép gai. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Trại Phú Bình là trại giam kiểu mới do đế quốc Mỹ xây dựng. Trại có tám khu được ký bằng A, B, C, D, E, F, G, H. Khu G-H chính là những khu đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo nổi dậy giành chính quyền năm 1975. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Các phòng giam trong trại Phú Bình được gọi là “chuồng cọp kiểu Mỹ”. Khác với nhà tù kiểu Pháp, đặc điểm của chuồng cọp Mỹ là không gian rất hẹp, hai người không thể tránh được nhau. Trong khi không gian sân vườn bên ngoài lại vô cùng rộng, điều này giúp đàn áp tâm lý những người tù. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt
Sau khi thăm nhà tù Côn Đảo, đừng quên đi viếng nghĩa trang Hàng Dương, nơi an nghỉ cuối cùng của hàng nghìn chiến sĩ cách mạng. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh

Hai tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet (Australia) và Travel and Leisure (Mỹ) đã từng bình chọn Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là hòn đảo “bí ẩn nhất” và “quyến rũ nhất” hành tinh.

Thời chiến tranh, Côn Đảo được biết đến là “địa ngục trần gian”. Còn ngày nay, đảo này điểm đến có sức hấp dẫn cực lớn đối với những người ưa xê dịch. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Côn Đảo đã có một hành trình vận động, biến chuyển chỉ sau 50 năm từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường” của bảo tồn hệ sinh thái biển và là nơi có nhiều loại hình du lịch biển đảo độc đáo như ngày nay.

Côn Đảo sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, không ồn ào, xa hoa. Ở đây có nắng, có gió, có không khí trong lành, có những bãi biển hiền hòa và có cả cung đường ven biển đẹp nức lòng du khách từng có cơ hội ghé thăm.

Sau khi ghé thăm những di tích lịch sử lớn ở Côn Đảo như nhà tù Côn Đảo và nghĩa trang Hàng Dương, du khách có thể thuê xe máy để vi vu dọc theo con đường ven biển trên đảo.
Thông thường, du khách sẽ lưu trú ở thị trấn.

Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Thị trấn nằm ở trung tâm của con đường ven biển, chia con đường này thành hai nửa, nửa phía Bắc đi lên sân bay và nửa phía Nam đi xuống bến Đầm. Hãy đi phía Bắc trước và dành nửa phía Nam đi vào cuối ngày vì tại đây có thể ngắm hoàng hôn rất thuận lợi.

Địa điểm đầu tiên mà các bạn gặp khi đi lên phía Bắc đảo chính là bãi biển Lò Vôi. Đây là bãi biển chính nằm ở thị trấn Côn Đảo, phục vụ hoạt động tắm biển của du khách.

Bãi Lò Vôi. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Cung đường này vô cùng đẹp, một bên là biển, một bên là vách đá dựng đứng, hoang sơ. Trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp mũi Tàu Bể. Một mũi đất rộng lớn vươn dài ra phía biển. Đây là địa điểm ngắm bình minh đẹp nhất ở Côn Đảo, cũng là một điểm cắm trại lý tưởng.

Check-in ở mũi Tàu Bể. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Trên cung đường về phía Nam, du khách hãy ghé thăm di tích Cầu tàu 914. Địa điểm này chứng kiến cảnh lao động khổ sai nặng nhọc của người tù, đồng thời cũng là nơi chứng kiến giây phút vinh quang, xúc động nhất khi đảo được giải phóng.

Cầu tầu 914. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Địa điểm check-in đẹp nhất trên cung đường này chính là mũi Cá Mập. Một bãi đất trống, rộng có địa hình tương đối dốc.

Check-in mũi Cá Mập. Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Nằm ở gần cuối cung đường là bến Đầm, bến tàu chính của Côn Đảo thay cho bến tàu 914 đã trở thành di tích lịch sử. Bến Đầm nằm trong một vũng vịnh hẹp được tạo nên bởi đảo Côn Sơn và hòn Bà.

Ảnh: Nguyễn Anh Đạt

Hãy kết thúc chuyến hành trình ở bãi Nhát. Đây là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Côn Đảo. Du khách có thể lưu giữ những bức ảnh chiều buông tuyệt đỉnh khi dừng chân tại Bãi Nhát.

Đến Côn Đảo bằng cách nào?

- Cách 1: Đi bằng máy bay. Nếu đi từ Hà Nội, có thể bay thẳng đến Côn Đảo bằng máy bay của hãng Bamboo Airways hoặc bay vào TPHCM rồi đáp chuyến bay của hãng VASCO đến Côn Đảo. Nên nhớ, chuyến bay thẳng lúc nào cũng có giá đắt hơn khá nhiều.
- Cách 2: Đi bằng tàu cao tốc. Hiện nay, du khách có thể cập bến Côn Đảo bằng tàu cao tốc xuất phát từ TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu… Giá vé cũng vì thể mà rất đa dạng, tùy theo độ tuổi, loại vé và vị trí xuất phát.

Nguyễn Anh Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đến Côn Đảo khám phá ‘hồ bơi tự nhiên’ ở Bãi...

0
(SGTT) - Nằm ở phía Tây bắc Côn Đảo, Bãi Bàng là điểm đến còn khá hoang sơ, chưa nhiều người biết đến. Khám...

Làng chài cổ Cái Bèo nhìn từ trên cao

0
(SGTT) - Làng chài cổ Cái Bèo thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, được bao bọc bởi những khối núi đá vôi...

Về Ninh Thuận khám phá rạn san hô hóa thạch ở...

0
(SGTT) - Hòn Đỏ thuộc thôn Mỹ Hiệp, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, cách trung tâm Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 18km....

Đến Ninh Thuận khám phá bãi Thùng hoang sơ

0
(SGTT) – Sở hữu cảnh sắc hoang sơ, bãi Thùng ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận là điểm đến lý...

Gia hạn thời gian thí điểm tàu lặn du lịch tại...

0
(SGTT) - Dịch vụ tàu lặn du lịch tại vịnh Nha Trang được gia hạn thời gian thí điểm đến ngày 30-3-2025 trong khi...

Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn

0
(SGTT) - Nằm dưới chân đèo Ngang, biển Hoành Sơn thuộc xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Với khung cảnh...

Kết nối