Nhằm tập hợp các dữ liệu liên quan đến sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh nên sẽ có một trung tâm Nông nghiệp Xanh dự kiến được thành lập. Trung tâm này phục vụ kết nối dữ liệu thông tin cho toàn bộ nông dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất và kinh doanh nông nghiệp xanh trong tương lai.
- Làm nông thời kinh tế xanh: Trồng lúa bán tín chỉ khí… carbon
- Các nhà sản xuất phản đối quy định cấm sản phẩm nông nghiệp liên quan đến phá rừng của EU
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang có ý định hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp (NN&PTNT) để thành lập Trung tâm Nông nghiệp cho các mặt hàng Nông nghiệp Xanh tại Việt Nam.
Trung tâm này phục vụ kết nối dữ liệu thông tin cho toàn bộ nông dân và doanh nghiệp. Trong đó, việc áp dụng số hóa, hài hòa hóa dữ liệu đầu vào và tập hợp đầu tư vào một số công nghệ nhằm thúc đẩy các sáng kiến xanh, thực hành thông minh với khí hậu và theo dõi hoạt động kinh doanh xanh và có trách nhiệm
Lý do để UNDP muốn thực hiện ý tưởng này là nhận nhận thấy tầm quan trọng của quản trị dữ liệu và hợp tác quốc tế trong việc thu thập và quản lý dữ liệu vì sự phát triển xanh và bền vững trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện có nhiều cá nhân đã tham gia với nhiều bên liên quan trong các chuỗi giá trị nông nghiệp khác nhau, nhưng thực tế là chưa có một nền tảng mở chung cho các doanh nghiệp nông nghiệp và các bên liên quan để thúc đẩy các sáng kiến xanh, thực hành thông minh với khí hậu và theo dõi hoạt động kinh doanh xanh và có trách nhiệm.
Vì thế, UNDP muốn làm việc với Bộ NN&PTNT và tất cả các đối tác liên quan để thành lập Trung tâm Nông nghiệp cho các mặt hàng Nông nghiệp Xanh tại Việt Nam. Trung tâm này phục vụ kết nối dữ liệu thông tin cho toàn bộ nông dân và doanh nghiệp. Trong nỗ lực đó, việc áp dụng số hóa, hài hòa hóa dữ liệu đầu vào và tập hợp đầu tư vào một số công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình phát triển nông nghiệp xanh.
Theo Bộ NN&PTNT, quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như cơ sở hạ tầng số ở nông thôn còn thiếu, quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương, nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn hạn chế, diện tích canh tác nhỏ, các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều, chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế.
N.Nghiệp
Theo Kinh tế Sài Gòn Online