Thứ bảy, Tháng tư 5, 2025

Huế miễn vé tham quan di tích cho người mặc áo dài truyền thống

Từ ngày 6 đến 8-3-2021, bất cứ ai mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế sẽ được miễn vé vào cửa. Chính sách này là nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phục hưng quốc phục Việt và xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.

Theo Công văn số 1773/UBND-GD của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc miễn 100% giá vé tham quan các điểm di tích Huế từ ngày 6 đến hết ngày 8-3-2021 sẽ được áp dụng đối với công dân khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế. UBND giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai thực hiện ý kiến nêu trên và thông báo rộng rãi cho cán bộ, nhân dân biết để tham gia.

Huế khuyến khích tất cả mọi người mặc áo dài truyền thống Việt Nam để lưu giữ và phút huy áo dài Việt Nam. Ảnh: Nhân Tâm

Bên cạnh đó, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, giao Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sở, ban ngành, địa phương tăng cường phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đẩy mạnh hưởng ứng sự kiện “Tuần lễ Áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và Đề án "Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam".

Hoạt động này cũng nằm trong chủ trương của tỉnh, khuyến khích cả nam, nữ, người lớn lẫn trẻ em mặc áo dài tại những nơi thích hợp.

Trước đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) cũng vận động cán bộ, đảng viên và người dân tích cực mang áo dài trong tháng 3 nhằm góp phần phát huy giá trị của áo dài truyền thống và làm đẹp cho Huế.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, cho biết chính sách này nằm trong nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong việc phục hưng Quốc phục Việt và xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.

Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ tổ chức không gian trưng bày áo dài Huế tập trung để du khách có địa điểm tham quan, may đo áo dài, phát triển áo dài thành ngành kinh tế. Áo dài truyền thống, áo dài ngũ thân được trong chương trình giáo dục địa phương ở bậc phổ thông để giữ gìn bản sắc Huế. Ở bậc mầm non, có thể thí điểm cho các cháu ở các lớp lớn mặc áo dài một buổi mỗi tuần.

Các nhà thiết kế, nghệ nhân được khuyến khích nâng cao chất lượng để biến các sản phẩm này thành hàng lưu niệm đặc trưng của Huế, đồng thời mở rộng thị trường để sản xuất đại trà, giảm giá thành sản phẩm.

Nhân Tâm

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lễ hội Điện Huệ Nam trở thành Di sản văn hóa...

0
(SGTT) – Sáng ngày 30-3, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản...

A Lưới (Huế) ‘trẩy hội’ với nhiều hoạt động văn hóa,...

0
(SGTT) – Diễn ra trong hai ngày, 28 và 29-3, chủ yếu tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới...

Huế: Thông xe cầu Nguyễn Hoàng, nối hai làng Thủy Biều...

0
(SGTT) - Sáng 26-3, UBND thành phố Huế tổ chức Lễ thông xe cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, đúng dịp kỷ niệm...

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia Huế 2025: Kinh đô...

0
(SGTT) - Tối 25-3, lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 đã diễn ra bên bờ sông Hương, thành phố...

Giải đua ghe đầu tiên sau khi Huế trở thành thành...

0
(SGTT) - Sáng 22-3 tại sông Hương và sông Đông Ba (Khu vực Công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội, thành phố Huế)...

Khai mạc ngày hội Tinh hoa võ Việt lần thứ nhất...

0
(SGTT) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Huế (26-3-1975 – 26-3-2025) và hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Huế 2025,...

Kết nối