(SGTT) - Ngày 1-11, lễ húy kỵ của vua Thiệu Trị lần thứ 174 đã được tổ chức trang nghiêm tại chùa Diệu Đế - một trong ba ngôi quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Cố đô Huế. Buổi lễ này được phối hợp thực hiện giữa chùa Diệu Đế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và hậu duệ Nguyễn Phước tộc.
- Cố đô Huế và sự cuốn hút lạ thường
- Khám phá vẻ đẹp hoang sơ làng Chuồn hút hồn của xứ Huế
- Huế sẽ có cơ chế đặc thù để xây dựng thành phố di sản văn hóa
Theo sử sách, sau khi lên ngôi năm 1841, vua Thiệu Trị có tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, đã cho xây Quốc Tự Diệu Đế vào năm 1844 từ khu đất phía Đông của kinh thành; nơi đây vốn là phủ đệ bên ngoại của nhà vua. Diệu Đế được xem là một trong ba ngôi quốc tự còn lại của triều Nguyễn.
Vua Thiệu Trị băng hà vào ngày 4-10-1847, hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiến Tổ. Thụy hiệu (một dạng tên hiệu sau khi qua đời trong văn hóa Đông Á) của ông là Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng Đế.
Sau khi mất, bài vị nhà vua được thờ trong Thế Miếu và tại chùa Diệu Đế. Lăng của vị vua này được gọi là Xương Lăng, nay tọa lạc tại làng Cư Chánh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Dưới đây là hình ảnh về buổi lễ húy kỵ của vua Thiệu Trị tại xứ Huế:
Hiếu Trương