Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Hơn 70% phụ huynh tại TPHCM không cho con em lớp 1 đi học trực tiếp

(SGTT) - Theo kết quả khảo sát của ngành GD-ĐT TPHCM đối với phụ huynh lớp 1 về việc cho con em đi học trực tiếp theo chủ trương thí điểm mở cửa trường học của UBND TPHCM, chỉ có 29,82% phụ huynh đồng thuận việc này.
Phụ huynh lớp 1 ở TPHCM học trực tuyến cùng con. Ảnh: Tuổi trẻ Online

Theo Tuổi trẻ Online, TPHCM có 121.759/131.244 phụ huynh lớp 1 tham gia đợt khảo sát trên. Kết quả có 36.316 phụ huynh (29,82%) đồng ý cho con em đến trường học trực tiếp; số còn lại không đồng ý cho con em đi học trực tiếp, chiếm tỉ lệ hơn 70%.

Cụ thể, có rất nhiều trường tiểu học ở nội thành TP chỉ có hơn 10 phụ huynh học sinh lớp 1 đồng ý cho con em đi học như Trường tiểu học Trần Quang Diệu, quận 3: có 13 phụ huynh đồng ý, Trường tiểu học Trần Văn Đang: 17 phụ huynh đồng ý, Trường Bến Cảng, quận 4: 13 phụ huynh đồng ý, Trường Điện Biên, quận 10: 15 phụ huynh đồng ý…

Đáng chú ý là có những trường không có phụ huynh nào đồng ý cho con em đi học trực tiếp, đó là một trường tư thục ở quận 3 và một trường tư thục ở quận 6.

Không những thế, ngay ở địa bàn các huyện ngoại thành như Củ Chi, Cần Giờ… vốn được xem là những địa phương kiểm soát dịch bệnh tốt thì phụ huynh vẫn không đồng thuận khi cho con em đi học.

Nghiên cứu tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi

Theo Kinh tế Sài Gòn Online, thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về khả năng, phương án tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.

Tiên vắc-xin cho trẻ. Ảnh minh họa: TTXVN

Yêu cầu này được Thủ tướng nêu tại cuộc họp để tiếp tục thúc đẩy việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc-xin và thuốc chữa bệnh diễn ra ngày 5-12

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về một số nội dung liên quan tới vắc-xin, trong đó có khả năng, chủ trương, phương án tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên trên cơ sở khoa học, an toàn, phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước.

Ông tiếp tục nhấn mạnh vắc-xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là những giải pháp cơ bản, quan trọng, cấp bách trước những diễn biến mới của dịch bệnh trong nước và trên thế giới.

Ông yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện kế hoạch bảo đảm vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 với yêu cầu chi tiết, cụ thể về số lượng, chủng loại, độ tuổi tiêm, thời gian tiêm, phương án tiêm, việc tiêm trộn giữa các loại vaccine nhằm tránh sự bị động, lúng túng và phù hợp với kế hoạch/chương trình tổng thể phòng chống dịch.

“Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin và đáp ứng nhu cầu thuốc điều trị, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, đề cao ý thức người dân trong phòng chống dịch”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Ông yêu cầu cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, cần rà soát lại các nhóm chưa tiêm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để đạt mục tiêu này.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải có lộ trình triển khai tích cực, hoàn thành sớm nhất việc tiêm cho người từ 12-18 tuổi; đẩy mạnh việc tiêm mũi 3, trong đó ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên và các nhóm tuyến đầu. “Nếu cần thiết thì tăng cường lực lượng chi viện, hỗ trợ các địa phương trong tiêm chủng như đã làm trước đó”, Thủ tướng nói.

Omicron được cho là “dấu hiệu đại dịch chấm dứt”

Ông Vladimir Nikoforov, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Cơ quan Y tế Liên bang Nga, cho rằng sự xuất hiện biến chủng Omicron có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Covid-19 sắp kết thúc, theo VnExpress đưa tin.

Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 với biến chủng mới Omicron.

"Biến chủng mới xuất hiện lần đầu ở Nam Phi dễ lây lan hơn. Mặt khác, có dữ liệu chỉ ra rằng nó gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Như vậy, nó không làm tổn hại phổi. Tôi nghĩ đây có thể là tín hiệu cho thấy cơn ác mộng sắp kết thúc, cũng là dấu hiệu chỉ ra rằng virus bắt đầu rút lui", ông nói trên đài phát thanh Govorit Moskva.

Ông Monica Gandhi, bác sĩ truyền nhiễm, giáo sư y khoa tại Đại học California - San Francisco, Mỹ, nhận định virus thường tiến hóa để dễ lây lan hơn, chứ không gây tử vong nhiều hơn. "Chúng muốn có nhiều bản sao virus con, chứ không muốn giết chết vật chủ một cách dễ dàng, bởi đó không phải chiến lược khôn ngoan cho lắm", Gandhi nói.

Trước khi xuất hiện Omicron, các nhà khoa học từng đặt câu hỏi liệu Delta có phải "trạng thái đỉnh cao" của nCoV, khi virus được tối ưu hóa và ít đột biến hơn trong tương lai.

"Các biến chủng phù hợp hơn có thể sinh ra theo thời gian, nhưng chúng sẽ không xuất hiện mãi mãi. Trong tự nhiên, không có gì là vô hạn. Một lúc nào đó, virus sẽ đạt đến ngưỡng ‘lây nhiễm tuyệt đối’ (maximum transmission).

Sau đó, đột biến mới không mang lại lợi thế lây nhiễm nữa. Virus ổn định, biến chủng cuối cùng này sẽ chiếm ưu thế và trở thành chủng trội, trải qua các thay đổi nhỏ lẻ và không thường xuyên", theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature.

Các nhà khoa học còn nhiều tranh cãi xung quanh biến chủng Omicron. Một số người cho rằng virus có thể lây lan nhanh hơn, né tránh miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vaccine. Số khác nhận định biến chủng đang bị thổi phồng.

Nguyễn Duy tổng hợp

1 BÌNH LUẬN

  1. Bình thường, trẻ lớp 1 đi học rất dễ bệnh do chưa quen môi trường lớp học, phải tiếp xúc nhiều người, và sức đề kháng yếu hơn trẻ lớn. Do vậy tôi nghĩ, nếu thí điểm đi học lại thì nên cho trẻ lớn, thí dụ như lớp 5,4 học trước. Ngành GD không nên đem trẻ lớp 1 ra làm thí nghiệm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ Y tế lo ngại bệnh truyền nhiễm tăng cao trước...

0
So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần... Bộ...

Hà Nội: Bế mạc giải bóng đá dành cho học sinh...

0
(SGTT) - Ngày 18-8-2024, tại TP Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc giải bóng đá Grifted Students Cup 2024, giải đấu dành...

Nhu cầu xe đạp, xe máy điện của học sinh, người...

0
(SGTT) - Doanh thu của các cửa hàng phân phối xe máy, xe đạp điện trong năm nay có sự tăng trưởng tích cực...

‘Cối xay gió’ của một thầy giáo dạy văn

0
(SGTT) -  Bộ phim “Thầy dạy thay” cho thấy cuộc chiến đơn độc của một thầy giáo dạy văn trong thời hiện đại. Cuộc...

Rối ren ngay từ phụ huynh!

0
(SGTT) - Năm học mới bắt đầu. Cuộc họp phụ huynh bao giờ cũng đầy kịch tính. Nhưng kịch tính dù có cao trào...

TPHCM: Học sinh tiểu học thay đổi giờ đến lớp, sớm...

0
Trong năm học 2023-2024, đối với các lớp học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, thời gian vào tiết đầu tiên của buổi sáng...

Kết nối