Hòa vào không khí lễ hội Hemis ở Ladakh, Ấn Độ
Lễ hội Hemis nhằm tưởng nhớ Đức Liên Hoa Sinh (Guru Padmasambhava), người sáng lập Phật giáo Tây Tạng vào khoảng thế kỷ thứ 8. Theo đó, lễ hội Hemis lần đầu tiên được tổ chức vào thế kỷ 17 để kỷ niệm ngày sinh ngài Đức Liên Hoa Sinh. Ảnh: Max Vu
Lễ hội Hemis nhằm tưởng nhớ Đức Liên Hoa Sinh (Guru Padmasambhava), người sáng lập Phật giáo Tây Tạng vào khoảng thế kỷ thứ 8. Theo đó, lễ hội Hemis lần đầu tiên được tổ chức vào thế kỷ 17 để kỷ niệm ngày sinh Đức Liên Hoa Sinh. Ảnh: Max Vu
Lễ hội được tổ chức tại tu viện Hemis, được thành lập vào năm 1672, là trung tâm Phật giáo nổi bật trong khu vực. Ảnh: Max Vu
Sự kiện được diễn ra vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7 hằng năm, kéo dài trong 2 ngày và thu hút hàng ngàn du khách trên toàn thế giới tham dự. Ảnh: Max Vu
Hòa vào không khí lễ hội, du khách sẽ có dịp ngắm nhìn những thung lũng, ngọn núi và dòng sông rộn ràng trong tiếng kèn, trống... Ảnh: Max Vu
Lễ hội bắt đầu với việc kéo cao lá cờ chiến thắng, sau đó là màn múa mặt nạ linh thiêng. Các tiết mục múa đi kèm với âm thanh của các nhạc cụ truyền thống như trống, chũm chọe và kèn. Ảnh: Max Vu
Các điệu nhảy được cho là có thể xua đuổi tà ma, mang lại thịnh vượng và may mắn. Ảnh: Max Vu
Một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn của lễ hội là màn múa mặt nạ Cham. Đó là một điệu nhảy chậm, mô tả cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, trong đó, cái thiện sẽ thắng. Ảnh: Max Vu
Nghi thức quan trọng của lễ hội là khánh thành thangka, một bức tranh lụa linh thiêng mô tả hình ảnh của Guru Padmasambhava. Ảnh: Max Vu
Thangka được công bố 12 năm một lần và người ta tin rằng nó sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho những ai chứng kiến nó. Ảnh: Max Vu
Sân tu viện Hemis đông người tham gia lễ hội và xem trình diễn. Ảnh: Max Vu
Lễ hội Hemis được xem là biểu tượng của văn hóa truyền thống tại Ladakh. Ảnh: Max Vu
Max Vu - Đăng Huy